Nhãn hàng hóa là gì? (Cập nhật 2022)

Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc và nhìn thấy với rất nhiều nhãn hàng hóa là gì khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận ra điều đó, đặc biệt là phân biệt nhãn hàng hóa với nhãn hiệu. Vậy pháp luật quy định về nhãn hàng hóa như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây về nhãn hàng hóa và những vấn đề trọng tâm liên quan đến vấn đề pháp lý này thông qua những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành.

Nhãn hàng hóa là gì
Nhãn hàng hóa là gì

1. Khái niệm nhãn hàng hóa là gì?

Khái niệm

- Định nghĩa về nhãn hàng hóa là gì được giải thích tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

“ Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.

Phân loại

-  Nhãn gốc của hàng hóa: Là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

- Nhãn phụ: Là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

+ Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. 

+ Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

2. Yêu cầu về nội dung của nhãn hàng hóa 

Nhãn hàng hóa là gì phải thể hiện được các nội dung nhất định theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cách ghi nhãn cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc chung. Nội dung này được quy định cụ thể như sau:

Tên hàng hóa

- Phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. 

- Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

- Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

- Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Xuất xứ hàng hóa

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

- Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Các nội dung khác 

- Mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). 

3. Yêu cầu về hình thức của nhãn hàng hóa

Bên cạnh những yêu cầu về nội dung, nhãn hàng hóa là gì cần phải đảm bảo những quy định về hình thức dưới đây:

Vị trí

- Đặt ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

- Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Kích thước, màu sắc

- Kích thước phải đảm bảo ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc

- Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường

- Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến nhãn hàng hóa là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến nội dung pháp lý này hoặc bất kỳ những câu hỏi trong các lĩnh vực pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Công ty luật ACC cam kết cung cấp dịch vụ uy tín và hiệu quả đến khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (761 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo