Nhà thầu xây dựng cập nhật 2024

Nhà thầu đóng một vai trò lớn trong đấu thầu. Vậy nhà thầu xây dựng là gì và những quy định về nhà thầu xây dựng. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về nhà thầu xây dựng.

nha-thau-xay-dung-la-gi

Nhà thầu xây dựng 

1. Nhà thầu xây dựng là gì?

Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định như sau:

  1. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Các loại nhà thầu xây dựng?

Căn cứ Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:

  1. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
  2. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  3. 37. Nhà thầu nước ngoàilà tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.
  4. 38. Nhà thầu trong nướclà tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu

Như vậy nhà thầu trong đấu thầu sẽ có:

Nhà thầu chính

Nhà thầu phụ

Nhà thầu trong nước

Nhà thầu nước ngoài.

Ngoài ra, căn cứ điểm h Khỏa 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau;

  1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Theo quy định trên thì đối với gói thầu quốc tế thì nhà thầu nước ngoài khi muốn tham gia gói thầu Việt Nam thì phải sử dụng nhà thầu phụ của Việt Nam để thực hiện gói thầu đó không phân biệt là thầu phụ hay thù vụ đặc biệt, trừ trường hợp các nhà thầu trong nước không đủ năng lực để thực hiện gói thầu đó dù là phần công việc nào.

3. Các hình thức chủ yếu của nhà thầu xây dựng?

Các hình thức chủ yếu của nhà thầu xây dựng bao gồm:

Thu thiết kế nhà biệt thự

Thầu thi công xây dựng công trình nhà ở và biệt thự

Tôi thiết kế và thi công xây dựng công trình

Thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và nhà ở

Thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ thi công xây dựng công trình nhà ở, chung cư, biệt thự.

4. Điều kiện chung về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng?

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

  1. Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  3. Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  4. Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
  5. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.

5. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng?

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm với các phương tiện, thiết bị và biện pháp thi công được sử dụng trong quá trình thực thi công trình, có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật tư, nhân công theo như thỏa thuận với chủ đầu tư. Để làm được tất cả các công việc của một công trình, thì nhà thầu phải ký hợp đồng giao khoán với một số nhà thầu phụ, để thực hiện công việc chuyên ngành.

Ngoài ra, Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

Điều 34. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

  1. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
  2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nhà thầu xây dựng. Nếu bạn còn những thắc mắc nào thì đừng quên mà hãy gọi chúng tôi hoặc truy cập website để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1162 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo