Thuật ngữ nhà thầu phụ là khái niệm không còn xa lạ trong đấu thầu. Ngoài bên mời thầu nhà thầu chính thì ở một số gói có sự tham gia của nhà thầu phụ hoặc nhà thầu phụ đặc biệt. Vậy khái niệm nhà thầu phụ đặc biệt là gì? Hãy cùng ACC đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây với những nội dung cập nhật mới nhất 2023.
Nhà thầu phụ đặc biệt là gì? (Cập nhật 2023)
1. Nhà thầu phụ là gì?
Trước khi tìm hiểu “Nhà thầu phụ đặc biệt là gì?”, ta cần biết nhà thầu phụ là gì?
“Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.
Định nghĩa trên được nêu ra tại Khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.
Như vậy có thể thấy Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
2. Nhà thầu phụ đặc biệt là gì?
Nhà thầu phụ đặc biệt là thuật ngữ dùng để chỉ những nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu để thực hiện những phần công việc mang tính chất đặc biệt, quan trọng đối với dự án thầu đấy.
Từ đó có thể thấy, nhà thầu phụ đặc biệt không khác gì so với nhà thầu phụ theo quy định pháp luật.
3. Các tiêu chí để lựa chọn Nhà thầu phụ
Tiêu chí để lựa chọn được một Nhà thầu phụ là gì cho phù hợp, cần dựa vào các yếu tố sau đây:
+ Nơi hoạt động lâu dài của Nhà thầu phụ.
+ Sự đầy đủ máy móc thiết bị để thực hiện công việc một cách đúng đắn và mau lẹ.
+ Khả năng tài chính phù hợp để thực hiện công việc.
+ Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm.
+ Tần số thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ trước đây.
+ Vị trí hiện tại của Nhà thầu phụ trong ngành xây dựng.
4. Lưu ý khi sử dụng nhà thầu phụ
4.1. Khối lượng công việc của các nhà thầu phụ:
Quy định hiện nay không hạn chế về số lượng công việc của các nhà thầu phụ được giao bởi nhà thầu chính. Tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực đặc trưng của gói thầu mà bên chủ đầu tư sẽ hạn chế một định mức khối lượng công việc nhất định mà nhà thầu phụ được đảm nhận. Trong một số trường hợp định mức này là 0% tương đương với việc trong gói thầu này không có sự tham gia của các nhà thầu phụ và toàn bộ công việc phải do nhà thầu chính thi công.
4.2. Trách nhiệm của nhà thầu phụ:
Nhà thầu phụ sẽ không chịu trách nhiệm đối với chủ đầu tư mà chịu trách nhiệm đối với nhà thầu chính thông qua hợp đồng đã ký kết và trước pháp luật.
Đăng ký danh sách cho nhà thầu phụ Khi tham dự thầu nhà thầu chính phải đăng ký danh sách của các nhà thầu phụ tham gia kèm khối lượng công việc của nhà thầu phụ đảm nhận. Nếu trúng thầu thì nhà thầu chính chỉ được giao cho thầu phụ đúng với khối lượng công việc đã đăng ký ban đầu ở hồ sơ dự thầu. Nếu nhà thầu chính giao những công việc nằm ngoài danh sách đăng ký thì được coi là đã chuyển nhượng gói thầu. Nếu gói thầu sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt thì hồ sơ mời thầu sẽ nêu rõ chi tiết công việc của thầu phụ.
Nhà thầu chính có thể bổ sung thêm các nhà thầu phụ ngoài danh sách đã đăng ký ban đầu nếu có lý do chính đáng và được chủ đầu tư chấp nhận.
5. Những câu hỏi thường gặp.
5.1. Nhà thầu phụ có cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu không?
Trên thực tế chủ đầu tư sẽ không đánh giá năng lực của nhà thầu phụ mà chỉ dựa vào năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu chính để lựa chọn, do đó nhà thầu phụ sẽ không cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho nhà thầu phụ ngoài danh sách và khối lượng công việc bàn giao cho nhà thầu phụ.
Tuy nhiên đối với các gói thầu sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt thì chủ đầu tư sẽ đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ đối với danh sách công việc mà nhà thầu đảm nhận có phù hợp với hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu hay không. Do vậy nhà thầu phụ vẫn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình.
5.2. Nhà thầu phụ được làm gì?
Giữa Nhà thầu phụ và Nhà thầu chính khi tham dự thầu cần có thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc/hợp đồng và sau đó ký hợp đồng chính thức nếu Nhà thầu chính trúng thầu. Nhà thầu phụ được quyền nhận thanh toán đối với giá trị công việc mà mình đã thực hiện và được Nhà thầu chính nghiệm thu.
Lưu ý: Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn không có quy định cứng giá trị tối đa mà nhà thầu phụ được đảm nhận trong gói thầu, điều này đồng nghĩa với việc Nhà thầu phụ có thể thực hiện đa số các công việc trong gói thầu, tuy nhiên trách nhiệm toàn diện trước Chủ đầu tư vẫn thuộc Nhà thầu chính.
5.3. Trường hợp nào thì vi phạm khi sử dụng nhà thầu phụ?
Một số trường hợp liên quan đến sai phạm khi sử dụng nhà thầu phụ theo Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn như sau:
- Nhà thầu chính sử dụng Nhà thầu phụ không có trong danh sách kê khai tại hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc sử dụng Nhà thầu phụ mà khi chưa được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Nhà thầu chính chuyển giao phần khối lượng công việc cho một nhà thầu khác (được xem là nhà thầu phụ phát sinh) có tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
- Từ chối ký hợp đồng với Nhà thầu phụ khi Nhà thầu chính đã có thỏa thuận trước đó và trúng thầu.
5.4. Các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ?
Cần dựa vào các yếu tố sau đây:
+ Nơi hoạt động lâu dài của nhà thầu phụ.
+ Sự đầy đủ máy móc thiết bị để thực hiện công việc một cách đúng đắn và mau lẹ.
+ Khả năng tài chính phù hợp để thực hiện công việc.
+ Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm.
+ Tần số thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ trước đây.
+ Vị trí hiện tại của nhà thầu phụ trong ngành xây dựng.
Trên đây là giới thiệu của ACC để trả lời câu hỏi “Nhà thầu phụ đặc biệt là gì?” (Cập nhật 2023). Qua đó có thể thấy, nhà thầu phụ đặc biệt không khác gì so với nhà thầu phụ theo quy định của pháp luật, đây chỉ là tên gọi chỉ phần công việc đặc biệt của nhà thầu phụ đó đối với gói thầu. Nếu còn gì thắc mắc về câu hỏi “Nhà thầu phụ đặc biệt là gì?”, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!
Nội dung bài viết:
Bình luận