Nhà thầu là gì? (Cập nhật 2024)

Nhà thầu có lẽ là thuật ngữ mà chúng ta đã được nghe rất nhiều, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Nhà thầu là gì? Hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Để hỗ trợ quý khách hiểu rõ hơn, ACC xin gửi tới quý vị bài viết “Nhà thầu là gì?” với những nội dung sau:

nha-thau-la-gi

Nhà thầu là gì? (Cập nhật 2022)

1. Nhà thầu là gì?

Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.

Nếu là nhà thầu chuyên nghiệp thì cần phải được trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và các yếu tố dưới đây:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh; chứng chỉ hành nghề

- Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết

- Đội ngũ công nhân thi công lành nghề và có kinh nghiệm

Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể giao các công trình giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa đạt chuẩn được. Họ cần những nhà thầu có năng lực tốt cũng như trách nhiệm cao, có thể đứng ra chịu trách nhiệm nếu công trình của họ xảy ra vấn đề.

2. Các loại nhà thầu theo quy định pháp luật

Sau khi nắm được định nghĩa về nhà thầu là gì, quý vị cần biết có những kiểu nhà thầu nào? Hiện nay, có 2 loại nhà thầu là nhà thầu chính và nhà thầu phụ.

- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…

- Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.

Để làm được tất cả các công việc của một công trình, thì nhà thầu phải ký hợp đồng giao khoán với một số nhà thầu phụ, để thực hiện công việc chuyên ngành. Lúc này nhà thầu phụ là bên thứ ba. Nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để cung cấp ,thi công các công việc chuyên ngành.

Bên cạnh nhà thầu xây dựng chính và phụ, cũng có một số loại nhà thầu nữa, có thể kể đến như:

- Nhà thầu phụ đặc biệt: Là loại nhà thầu phụ trách một số công việc quan trọng của gói thầu xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất trong hồ sơ.

- Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/đơn vị/tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam và thường là cá nhân/tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.

- Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Họ mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.

3. Điều kiện để trở thành nhà thầu là gì?

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu 2013;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Đối với cá nhân thì điều kiện trở thành nhà đầu tư cũng được bổ sung quy định: không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

4. Trách nhiệm của nhà thầu là gì?

Căn cứ theo Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 quy định trách nhiệm của Nhà thầu như sau:

- Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Luật định.

- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Nhà thầu muốn tham gia cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia đấu thầu theo quy định pháp luật hiện hành. Tương tự. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Kế hoạch lựa chọn được phê duyệt;

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu;

- Yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

- Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

- Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản nhất để trả lời cho câu hỏi “Nhà thầu là gì?”. ACC đã gửi tới quý khách những quy định mới nhất, hiện hành của pháp luật. Nếu cần hỗ trợ gì, hãy liên hệ với ACC!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (698 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo