Nhà nước chuyên chính vô sản là gì?

Nhà nước ra đời xuất phát từ là những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Trong đó có một kiểu nhà nước phổ biến, gắn liền với Việt Nam là nhà nước vô sản. Vậy nhà nước vô sản là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu nhé.

1. Nhà nước vô sản là gì?

Chuyên chính vô sản (hay nền chuyên chính vô sản) là một lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học theo đó chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Chuyên chính vô sản được những người cộng sản cho là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước, là đỉnh cao của vai trò cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử và là sự phát triển của Lý luận về Nhà nước mà Karl Marx đề ra và được những người kế thừa tư tưởng của ông phát triển.
Nhà Nước Vô Sản Là Gì
Nhà nước vô sản là gì

2. Đặc điểm của nhà nước vô sản

Thứ nhất, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là tổ chức hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân do đảng cộng sản lãnh đạo. Đây là đặc điểm chủ yếu nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị – hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động. Đó là sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng, trong đó tổ chức, xây dựng là mặt chủ yếu.
Thứ ba, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo đối với tiến trình phát triển xã hội. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản quyết định bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước, là điều kiện quyết định để bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo đảm nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thứ tư, Nhà nước xã hội có sự thống nhất giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế.
Những đặc điểm trên cho thấy nhà nước xã hội chủ nghĩa là một hình thức nhà nước kiểu mới.

3. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước vô sản

3.1 Giai đoạn 1

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội. Chúng không từ thủ đoạn nào để chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên giai cấp công nhân và nhân dân lao động không còn cách nào khác ngoài việc phải trấn áp trở lại bằng bạo lực.
Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác. Do lợi ích, địa vị kinh tế – xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Do đó, chuyên chính vô sản là thiết chế cần thiết, tất yếu để thu hút đông đảo lực lượng, bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.

3.2. Giai đoạn 2

Trước thực tiễn của cách mạng xã hội, chuyên chính vô sản là phương thức, phương tiện, là hình thức để bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân.
Bởi trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ có một giai cấp bị áp bức nào đạt được địa vị thống trị mà lại không giành lấy chính quyền và không dùng bạo lực để đè bẹp sự kháng cự tuyệt vọng nhất, điên cuồng nhất, chẳng từ một tội ác nào của thế lực bị lật đổ. Do đó, giai cấp vô sản sau khi giành chính quyền thì phải nắm vững công cụ chuyên chính, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được.

3.3. Giai đoạn 3

Sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản phải xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội để tạo tiền đề vật chất xã hội có tính quyết định giúp người dân lao động củng cố được quyền lực đang nắm trong tay, bảo đảm để nhân dân lao động thực sự làm chủ xã hội. Đồng thời, họ phải phát triển và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tính tích cực của nhân dân lao động. Những yêu cầu đó tất yếu đòi hỏi sự xác lập và củng cố không ngừng nền chuyên chính vô sản.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực cách mạng, của trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn xem mặt xây dựng, tổ chức là chức năng cơ bản nhất của chuyên chính vô sản. Mặt cơ bản của nhà nước vô sản là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới.
Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh vững chắc và bền vững với những người lao động khác. Chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản, bảo đảm nền dân chủ toàn diện trong xã hội, lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở.

3.4. Giai đoạn 4

Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới. Do vậy, chuyên chính vô sản còn phải làm nghĩa vụ quốc tế, bằng việc giúp đỡ từ mọi phương diện có thể được cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong quá trình đó, nhà nước vô sản đồng thời không ngừng giao lưu quốc tế, tiếp thu và vận dụng những giá trị của văn minh nhân loại để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm hành phúc của nhân dân.
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm hình thức nhà nước quân chủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi nhà nước vô sản là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình phân tích, tìm hiểu pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo