Nhà nước do dân có nghĩa là gì? - Luật ACC

Trong suốt những năm hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu và học hỏi không ngừng các tư tưởng tiến bộ và nhất quán trong việc xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quan niệm này đã được kế thừa và phát huy cho đến ngày nay. Vậy nhà nước do dân có nghĩa là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu và phân tích trong bài viết dưới đây.

Nhà Nước
Nhà nước do dân có nghĩa là gì? - Luật ACC

1. Nhà nước là gì?

Hiện nay không có định nghĩa cụ thể về Nhà nước, do đó có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của Nhà nước. Hiểu một cách đơn giản, Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một nhóm người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

2. Nhà nước do dân là gì?

Theo Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Nhà nước do dân có thể hiểu là nhà nước do nhân dân sáng lập ra, vì nhân dân mà tồn tại. Nhà nước do nhân dân được thể hiện ở chỗ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình (thông qua hình thức bầu cử). Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp xây dựng và thực hiện (thông qua hình thức trưng cầu ý dân). Như vậy, có thể thấy các vấn đề quan trọng của một quốc gia đều có sự góp mặt của nhân dân trong việc ra quyết định.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dân không chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi nhiệm, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho bộ máy nhà nước được trong sạch, bền vững và giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động của các đại biểu cũng như thể hiện rõ tinh thần nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng là một quyền chính trị mà nhân dân giành được thông qua một quá trình dài đấu tranh cách mạng để giành độc lập chủ quyền, là hình thức dân chủ, thể hiện năng lực làm chủ của nhân dân. “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Thông qua việc bầu cử Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và đại diện.

Với vai trò làm chủ nhà nước, trên cơ sở thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu được bầu ra phải có trách nhiệm thấu hiểu nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và giải quyết những vấn đề thiết thực mà nhân dân gặp phải, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, bởi vì không có nhân dân thì Nhà nước sẽ không thể tồn tại. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên đầu nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu mới.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Nhà nước của dân là gì?

Nhà nước của dân có thể hiểu là nhà nước do nhân làm chủ, đây là một tư tưởng rất tiến bộ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòi giống, dân tộc, tôn giáo… đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

3.2. Nhà nước vì dân là gì?

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, làm động lực để phát triển đất nước, tất cả đều vì lợi ích của dân, lấy dân làm gốc, đảm bảo nhân dân có cái ăn, có cái mặc, có chỗ ở; đảm bảo việc học hành của công dân; chăm lo cho đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, tất cả đều hướng đến lợi ích của nhân dân.

3.3. Hình thức chính thể của Việt Nam là gì?

Hình thức chính thể của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là cộng hòa dân chủ.

Xem thêm "Công dân là gì?"

Trên đây là các thông tin về nhà nước do dân có nghĩa là gì? và các thông tin có liên quan đến nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC nếu cần tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo