Nhà máy nhiệt điện là gì? - Luật ACC

Ngày nay, chúng ta được sống trong một xã hội có đầy đủ điều kiện, trong đó điện năng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ như cầu sinh hoạt và lao động của con người, nhất là trong xã hội công nghệ cao như hiện nay. Có nhiều cách để sản xuất năng lượng tùy thuộc vào loại nhiên liệu chúng ta sử dụng và địa điểm hoặc phương pháp sử dụng. Nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng cao, dẫn đến nhu cầu kinh doanh và hoạt động sản xuất điện cũng tăng theo. Một trong số loại nhà máy sản xuất điện có thể kể đến là nhà máy nhiệt điện. Vậy nhà máy nhiệt điện là gì? Hãy cũng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhà máy nhiệt điện là gì? - Luật ACC
Nhà máy nhiệt điện là gì? - Luật ACC

1. Nhà máy nhiệt điện là gì?

Theo Khoản 40 Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BTC, nhà máy nhiệt điện là nhà máy điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi nhiệt năng thành điện năng, bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn.

Hầu hết các nhà máy nhiệt điện đều sử dụng nhiên liệu để làm nóng nước từ bể chứa, nhằm tạo ra hơi nước ở áp suất cao. Sau đó, hơi nước có áp suất cao này sẽ đi qua các đường ống để quay các cánh quạt của tuabin, làm cho máy phát điện hoạt động và tạo ra dòng điện.

Xem thêm "Quy định đầu tư thủy điện"

2. Phân loại nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện có thể được phân loại theo đối tượng nhiên liệu mà nhà máy sử dụng để tạo ra nhiệt năng, bao gồm các loại sau:

- Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đốt nhiên liệu tạo ra nhiệt năng. Các loại nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể kể đến như là nhà máy nhiệt điện than và nhà máy điện khí đốt tự nhiên.

- Các nhà máy điện hạt nhân sử dụng quá trình phân hạch để tạo ra điện. Trong các nhà máy này, các hạt nhân uranium bị tách ra tạo ra nhiệt năng cần thiết để tạo ra hơi nước. Sau đó, nó hoạt động giống như các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nơi hơi nước quay một tuabin và tạo ra dòng điện.

- Nhà máy nhiệt mặt trời sử dụng năng lượng mặt trời, tức là nhiệt độ từ các tia nắng mặt trời để tạo ra hơi nước cần thiết để tạo ra điện năng.

3. Tác động của nhà máy nhiệt điện ra môi trường

Các nhà máy nhiệt điện thường thải chất thải vào khí quyển và thải chất thải thông qua truyền nhiệt.

Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra các hạt cuối cùng đi vào khí quyển, có thể phá hủy môi trường tự nhiên. Vì lý do này, các nhà máy nhiệt điện truyền thống cũng có bộ lọc đạt chuẩn và lượng chất thải thải ra môi trường cũng phải trong ngưỡng chịu tải của môi trường mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp truyền nhiệt, những nhà máy điện quy trình hở hoàn toàn có thể khiến những dòng sông và đại dương nóng lên. May mắn thay, hiệu ứng này hoàn toàn có thể được xử lý bằng cách sử dụng mạng lưới hệ thống làm lạnh để làm mát nước đến nhiệt độ tương thích với thiên nhiên và môi trường.

Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện tạo ra nhiều loại chất ô nhiễm vật lý và hóa học rất nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người có thể bao gồm một loạt các bệnh, từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các chất ô nhiệm có thể kể đến như bức xạ điện từ, chất thải CO2, SO2 và các chất độc hại khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp, tim mạch và tác động cả đến hệ thần kinh của con người, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép sản xuất điện lực?

Căn cứ theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực là Bộ Công thương, Cục điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền của các cơ quan này sẽ tương ứng và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể.

4.2. Thời hạn giấy phép hoạt động điện lực là bao lâu?

Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 21/2020/TT-BTC, thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực được quy định như sau:

- Tư vấn chuyên ngành điện lực: 5 năm

- Phát điện: 20 năm hoặc 10 năm tùy vào từng trường hợp cụ thể

- Truyền tải điện: 20 năm

- Phân phối điện: 10 năm

- Bán buôn điện, bán lẻ điện: 10 năm

4.3. Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn thành lập nhà máy nhiệt điện là gì?

Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn xây dựng nhà máy nhiệt điện bao gồm:

- Doanh nghiệp phải được thành lập theo đúng quy định pháp luật về doanh nghiệp và có ngành nghề kinh doanh là tư vấn chuyên ngành điện.

- Có người có trình độ chuyên môn và có chứng chỉ chuyên ngành điện.

- Đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn đề hành nghề tư vấn.

Trên đây là các thông tin về nhà máy nhiệt điện là gì. Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC nếu cần tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo