Trong nền kinh tế thị trường rất phát triển hiện nay, thuật ngữ nhà kinh doanh trở nên quen thuộc với chúng ta. Vậy nhà kinh doanh là gì? Mời quý khách hàng cùng với Công ty Luật ACC tìm hiểu về nhà kinh doanh thông qua bài viết sau đây.
Nhà kinh doanh là gì
1. Nhà kinh doanh là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định định nghĩa nhà kinh doanh là gì? Tuy vậy, thông qua cách dùng thuật ngữ này trên thực tế, nhà kinh doanh được hiểu là người sáng lập ra doanh nghiệp, giữ quyền sở hữu và quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhà kinh doanh có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Đặc điểm của nhà kinh doanh
Nhà kinh doanh thường có những đặc điểm sau đây:
- Là người có chí tiến thủ, có khát vọng, có tầm nhìn chiến lược: Nhà kinh doanh thường là những người có tính cách mạnh mẽ, luôn muốn vươn tới những mục đích cao hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng chấp nhận khó khăn, thử thách, sẵn sàng chấp nhận thất bại tạm thời.
- Là người có thái độ chấp nhận rủi ro: Trong môi trường kinh doanh, có nhiều yếu tố tác động, thay đổi cho nên rủi ro là điều khó tránh khỏi. Nhà kinh doanh giỏi là người có khả năng dự báo tốt về thị trường và có những quyết định sáng suốt, đi trước thị trường. Khi đưa ra quyết định, họ chấp nhận rủi ro và xem đó như cơ hội đem lại lợi nhuận cho công việc kinh doanh của mình.
- Họ là người có thái độ muốn tự khẳng định mình. Thái độ này thể hiện ở sự ham muốn sáng tạo, mong muốn đạt được sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Các nhà kinh doanh tự khẳng định vị trí của họ trong xã hội, đồng thời phục vụ cho những mục tiêu chung của xã hội.
- Là người đa tài, có tư duy, sáng tạo. Những nhà kinh doanh thường là người có đầu óc sáng tạo, trong đầu họ có nhiều ý tưởng kinh doanh, kế hoạch kinh doanh. Họ thường là những người đa tài, có khả năng và luôn trau dồi để mình biết thêm nhiều lĩnh vực.
3. Quy định về kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Công ty thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại đâu?
Khi muốn thành lập doanh nghiệp Công ty bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại: Phòng đăng ký kinh doanh/ Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Quý khách hàng thành lập hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
Đăng ký kinh doanh mất thời gian bao lâu?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đăng ký kinh doanh có cần hộ khẩu thường trú hay không?
Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập mà người khởi nghiệp có thể thành lập công ty hoặc hộ cá thể ở bất cứ tỉnh nào khi có nhu cầu kinh doanh tại tỉnh đó.
Trên đây là những thông tin về nội dung nhà kinh doanh là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận