Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ.
1. Nhà khoa học là gì?
Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ. Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội. Trong bài này nói về nghĩa hẹp hơn của nhà khoa học. Các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý của tự nhiên để ứng dụng cho cuộc sống của con người.
2. Cách để Trở thành nhà khoa học
Tập trung vào những môn cần thiết khi học phổ thông. Bắt đầu từ quá trình học cấp ba và tiếp đến là những năm tháng đại học, bạn nên lựa chọn những môn học rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy phân tích và phản biện – những kỹ năng quan trọng của một nhà khoa học. Bạn buộc phải làm điều này để có cơ hội phát triển về sau.
- Bạn cần học chuyên sâu về toán. Những nhà khoa học trong các ngành khoa học vật chất sử dụng rất nhiều kiến thức toán, cụ thể là đại số, tích phân và hình học giải tích, còn những người theo ngành khoa học sinh học sẽ sử dụng toán ít hơn. Tất cả các nhà khoa học đều cần hiểu biết đủ về thống kê để vận dụng trong công việc.
- Cân nhắc tham gia hội trại khoa học khi còn học phổ thông. Bạn sẽ được tham gia những dự án chuyên sâu hơn chương trình khoa học thông thường trên lớp.
- Bắt đầu với những kiến thức cơ bản ở đại học. Mặc dù sau này chuyên môn của bạn sẽ cụ thể hơn, bạn vẫn cần lựa chọn những khóa học cơ bản về sinh học, hóa học và vật lý để có kiến thức nền tảng của mỗi ngành khoa học, cũng như phương pháp khoa học được sử dụng để quan sát, đưa ra giả thuyết và thử nghiệm. Bạn cũng có thể học thêm một số môn lựa chọn không bắt buộc, tùy thuộc sở thích của bản thân hoặc để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực, giúp bạn xác định chuyên ngành sau này. Sau một hoặc hai năm, bạn có thể tập trung vào một nhánh cụ thể của ngành khoa học.
- Kỹ năng ở một hoặc hai ngoại ngữ cũng sẽ giúp ích cho bạn, hỗ trợ bạn đọc những bài báo khoa học chưa được dịch sang tiếng Anh. Những thứ tiếng nên học nhất bao gồm tiếng Pháp, Đức và Nga.
- Lựa chọn chuyên ngành trong lĩnh vực mà bạn hứng thú. Sau khi đã trải nghiệm đôi chút và quen thuộc hơn với định hướng nghề nghiệp, hãy lựa chọn một chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học cụ thể. Khoa học hành tinh? Y học? Tâm lý học? Di truyền học? Nông nghiệp?
- Nếu bạn muốn hoặc nếu trường đại học của bạn không có đủ những lựa chọn cần thiết, bạn có thể đợi tới sau này (khi học cao học) để xác định chuyên ngành cụ thể hơn. Một ngành tổng quát như hóa học cũng không có vấn đề gì cả.
- Thực tập tại trường đại học. Bạn nên xây dựng các mối quan hệ và bắt tay vào làm việc sớm nhất có thể. Hãy liên lạc với một trong số những giáo sư của bạn về cơ hội thực tập – bạn cũng có thể ghi tên mình vào một bài viết khoa học nào đó được đăng tạp chí.
- Cách thức trên sẽ đem lại cho bạn 100% kinh nghiệm làm việc thực tế tại phòng thí nghiệm, giúp ích cho quá trình học cao học và hỗ trợ bạn tìm kiếm những công việc nghiêm túc hơn sau này. Điều đó cũng thể hiện rằng bạn coi trọng việc học tại trường đại học và hiểu rõ những điều mà mọi người kỳ vọng ở mình.
- Trau chuốt kỹ năng viết của bạn. Khi trở thành nhà khoa học, bạn cần viết tốt để nhận được trợ cấp nghiên cứu và đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học. Những lớp học tiếng Anh tại trường cấp ba và khóa học viết về các chủ đề chuyên môn tại trường đại học sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình.
- Luôn luôn đọc các tạp chí khoa học và theo dõi sự phát triển của ngành khoa học mà mình theo đuổi. Vào đúng thời điểm, tên bạn sẽ sớm được ghi trên những cuốn tạp chí đó thôi. Hãy đọc những bài viết trong tạp chí để tìm hiểu về cấu trúc cũng như những yếu tố cơ bản của một bài viết khoa học đạt tiêu chuẩn.
Tập trung vào những môn thiết yếu khi học đại trà phổ thông. Bắt đầu từ quy trình học cấp ba và tiếp đến là những năm tháng ĐH, bạn nên lựa chọn những môn học rèn luyện cho mình kiến thức và kỹ năng tư duy nghiên cứu và phân tích và phản biện – những kiến thức và kỹ năng quan trọng của một nhà khoa học. Bạn buộc phải làm điều này để có thời cơ tăng trưởng về sau .những việc làm của một nhà khoa học phải được lên kế hoạch dựa trên tiềm năng, tiềm năng và những yếu tố khác tương thích với ngành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu .
” Công trình khoa học là chiêu thức thao tác được những nhà khoa học sử dụng để triển khai nghiên cứu giúp xử lý những yếu tố, lý giải những hiện tượng kỳ lạ, tò mò và đưa ra Kết luận về thực chất chung ” .
3. Tiêu chuẩn của nhà khoa học đầu ngành
Nghị định 40/2014/NĐ-CP và sửa đổi tại Nghị định 27/2020/NĐ-CP, Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, lựa chọn là nhà khoa học đầu ngành thuộc các ngành khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Tiêu chuẩn để công nhận nhà khoa học đầu ngành cụ thể như sau:
3.1. Tiêu chuẩn chung của nhà khoa học đầu ngành
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, công nhận nhà khoa học đầu ngành nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn chung sau:
a) Không vi phạm một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ, không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự;
b) Có kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn và năng lực tham gia hội nhập quốc tế, đại diện cho ngành, chuyên ngành trong các hoạt động trao đổi học thuật:
- Là người đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền thành lập được quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và Công nghệ hoặc là cá nhân có kinh nghiệm lãnh đạo nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hoặc đơn vị học thuật có uy tín;
- Có khả năng tập hợp, huy động các cán bộ khoa học xuất sắc, dẫn dắt được nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới để phát triển, dẫn dắt một ngành hoặc một chuyên ngành khoa học;
- Được mời giảng dạy tại trường đại học thuộc nhóm 500 Đại học hàng đầu theo Bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng của các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli, Anh quốc hoặc Bảng xếp hạng các đại học trên toàn thế giới của Thời báo Giáo dục đại học Anh quốc; hoặc tham gia, hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài có uy tín, có kết quả khoa học chung đã được công bố; hoặc có báo cáo được mời trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành có uy tín; hoặc chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở cấp quốc gia;
- Cá nhân làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn chính ít nhất 05 nghiên cứu sinh.
c) Trình độ đào tạo và ngoại ngữ:
- Có trình độ tiến sỹ trở lên;
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc.
d) Đáp ứng điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Có Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học được các Hội đồng quy định tại Điều 16 Nghị định này thông qua và có khả năng huy động được nhóm nghiên cứu để triển khai thực hiện Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học phải hướng đến phát triển được một hướng nghiên cứu mới, hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học và công nghệ của đất nước, tiên phong triển khai các ý tưởng nghiên cứu khoa học mới, hoặc kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được chuyển giao, mang lại nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị cho xã hội.
3.2. Điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và năng lực hội nhập quốc tế
Điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và năng lực hội nhập quốc tế để xem xét, lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành.
a) Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều này, được xem xét, lựa chọn công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu đạt đồng thời các điều kiện sau:
- Là thành viên Ban Biên tập tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có H index (theo Google Scholar) từ 10 trở lên; hoặc đạt giải thưởng khoa học và công nghệ uy tín quốc tế theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có ít nhất 10 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét chọn có ít nhất 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm của ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; hoặc là chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên và kết quả/sản phẩm của nhiệm vụ có giá trị, tác động, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên và là tác giả chính của 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều này, được xem xét, lựa chọn công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước mà mỗi bài được tính điểm công trình từ 01 điểm trở lên và là chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được xuất bản tại nhà xuất bản có uy tín, hoặc đã tham gia chủ trì hoặc là thành viên chính trong các hoạt động nghiên cứu, tư vấn xây dựng dự thảo các văn kiện, văn bản của Đảng, chiến lược phát triển quốc gia đã được ban hành hoặc công trình nghiên cứu đóng góp cho xây dựng, hoạch định chính sách được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
4. Trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành
Điều 16 Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành như sau:
Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định này chủ động hoặc theo đề xuất của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nơi công tác nộp hồ sơ xét công nhận nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức khoa học và công nghệ nơi công tác. Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ nếu không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm có:
- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn;
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
b) Hồ sơ được nộp trực tiếp (hoặc tại Bộ phận Một cửa, nếu có) hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoặc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đối với cá nhân không thuộc tổ chức khoa học công nghệ công lập).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tham gia xét chọn nhà khoa học đầu ngành, Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học đang công tác thành lập Hội đồng thẩm định cơ sở để xem xét, thẩm định hồ sơ, gửi kết quả thẩm định và hồ sơ của cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành đến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học công tác để xem xét, xác nhận và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị thực hiện việc lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thành lập Hội đồng thẩm định cơ sở để xem xét, thẩm định hồ sơ, gửi kết quả thẩm định và hồ sơ của cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị thực hiện việc lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành.
Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập các Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nơi cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang công tác và các thành phần khác để đánh giá, đề xuất lựa chọn nhà khoa học đầu ngành (không phân biệt cá nhân thuộc hay không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập) theo hồ sơ cung cấp và theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xét chọn của Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận kết quả xét chọn và quyết định áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành đối với ứng viên được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng lựa chọn.
5. Nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành
Nhà khoa học đầu ngành có nhiệm vụ quy định tại Điều 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
5.1. Nhiệm vụ chung của nhà khoa học đầu ngành
a) Phát triển hướng nghiên cứu mới của ngành;
b) Phát triển ngành khoa học đạt trình độ quốc tế;
c) Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành;
d) Đại diện cho ngành phối hợp với các ngành khoa học khác trong nước và đại diện cho ngành trong quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học với giới khoa học nước ngoài.
5.2. Nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành
a) Triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua, trong đó đạt ít nhất một trong các kết quả sau đây:
- Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tạp chí khoa học trong nước có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước; chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành; hoặc tham gia là thành viên Ban biên tập tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Công trình khoa học được nhận giải thưởng quốc tế, giải thưởng trong nước có uy tín; hoặc sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc công nghệ, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng trong thực tiễn;
b) Hằng năm, có hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành nghiên cứu; tham gia đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành, lĩnh vực;
c) Tham gia tư vấn, xây dựng, đánh giá, phản biện về các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của ngành; tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành;
d) Tham gia tuyển chọn, nghiệm thu, phản biện độc lập các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh.
Nội dung bài viết:
Bình luận