Hoàn công nhà là gì? Thủ tục khi hoàn công nhà ở.

Hoàn công là một thủ tục bắt buộc và quan trọng mà quyết định đến việc một công trình xây dựng có được phép đi vào sử dụng và hoạt động hay không? Vậy câu hỏi đặt ra là Hoàn công là gì? Thủ tục hoàn công nhà ở như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn tìm hiểu  thêm về chủ đề này.

 

hoàn công là gì

1.Khái niệm về hoàn công và một số vấn đề liên quan

 Hoàn công nhà là một trong những thủ tục hành chính quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Mục đích của quy trình này là xác nhận bên đầu tư và đơn vị thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp phép xây dựng và nghiệm thu hay chưa.

Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và tổ chức gồm 2 loại chính: tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Trong đó, nhà ở là công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công được nhận đình là chưa đủ điều kiện pháp lý và có thể khiến chủ sở hữu bị thu hồi đất.

Do đó, đây được coi là một trong những công tác quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho công trình xây dựng, đồng thời là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp và đổi sổ hồng.

Hoàn công nhà ở còn có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công, nhiều người còn thường gọi với cái tên khác là sổ hồng hoàn công.

Thực tế đối với nhà ở riêng lẻ, việc hoàn công thực sự không khó khăn về mặt pháp lý nhưng lại khó khăn về thực tế áp dụng. Người dân cần nên suy nghĩ chính xác về thủ tục hoàn công, nếu như việc cấp phép xây dựng đang ngày một nâng cao và có tầm quan trọng buộc tất cả các chủ nhà ở phải tuân thủ thì thực tế hoàn công chưa có được vị thế xứng tầm.

2. Các trường hợp được miễn hoàn công xây dựng.

Theo Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi và Quốc hội thông qua vào ngày 17/6/2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 có quy định cụ thể về các công trình được miễn giấy phép xây dựng , bao gồm các công trình sau đây:

  • Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, VKSNDTC, TANDTC, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư;
  • Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật xây dựng;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn phòng, chống cháy, nổ;
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
  • Công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
  • Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

* Lưu ý: Nguyên tắc hoàn công công trình, nhà ở được tiến hành dựa theo giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà Nước có thẩm quyền cấp trước đó. Tuy nhiên, các công trình thuộc các trường hợp trên được miễn giấy phép xây dựng vì thế cũng sẽ được miễn các thủ tục hoàn hoàn công. 

3.Thủ tục cơ bản khi hoàn công nhà ở 

3.1.Hoàn thiện hồ sơ hoàn công nhà

Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn công bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy phép xây dựng;
  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
  • Giấy tờ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  • Giấy tờ báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ hoàn công: thể hiện những thay đổi thực tế so với thiết kế gốc. Bản vẽ chỉ được áp dụng khi công trình xây dựng có những sai lệch so với thiết kế gốc;
  • Giấy tờ báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có);
  • Các văn bản thỏa thuận, xác nhận, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy, chữa cháy; vận hành thang máy (nếu có).

3.2.Trình tự thực hiện hoàn công nhà

  • Chủ đầu tư, nhà thầu thi công chuẩn bị hồ sơ hoàn công;
  • Nộp hồ sơ tại Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu xây dựng nhà ở tại nông thôn;
  • Phòng Quản lý đô thị thụ lý hồ sơ: cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp không và ký vào các biên bản kiểm tra với chủ sở hữu.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký phê duyệt đồng thời lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, khi hồ sơ không hợp lệ, cơ quan này cần soạn thảo và ký công văn trả lời cho người nộp hồ sơ.

  • Văn phòng Uỷ ban nhân dân trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký Giấy chứng nhận, sau đó chuyển cho Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả để trao Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu
  • Chủ sở hữu đến Chi cục Thuế tại địa phương để nộp các loại phí theo quy định.
  • Chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận, huyện và nhận Giấy chứng nhận hoàn công sau khi cung cấp được biên lai nộp thuế.

4.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

4.1.Thời điểm hoàn công công trình nhà ở riêng lẻ là khi nào?

Thực hiện thủ tục hoàn công khi công trình nhà ở khi đã hoàn thiện quy trình xây dựng và đủ điều kiện làm thủ tục hoàn công.

4.2.Tại sao cần phải hoàn công?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.

4.3.Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công?

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

4.4.Nộp hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ ở đâu ?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công công trình nhà ở người dân có thể nộp tại các địa điểm sau.

- UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;

- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo