Nhà đầu tư nước ngoài có được chuyển tiền mua cổ phần

Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài xem xét, cân nhắc và ưu ái thông qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Vậy nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền mua cổ phần có được không? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

nha-dau-tu-nuoc-ngoai-co-duoc-chuyen-tien-mua-co-phan
Nhà đầu tư nước ngoài có được chuyển tiền mua cổ phần

I. Chuyển tiền mua cổ phần là gì?

Chuyển tiền mua cổ phần là việc cổ đông hay nhà đầu tư thực hiện hoạt động thanh toán bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ để nhận lại một lượng cổ phần nhất định tương ứng từ doanh nghiệp nhận vốn góp.

II. Nhà đầu tư nước ngoài có được chuyển tiền mua cổ phần không?

Theo qui định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:

“Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.”

Như vậy, đối với các trường hợp đầu tư trực tiếp Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài băt buộc phải thực hiện việc góp vốn thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài không thể góp vốn bằng tiền mặt khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc góp vốn vào công ty Việt Nam.

>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Lợi ích của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?

III. Loại đồng tiền nhà đầu tư nước ngoài dùng để chuyển tiền mua cổ phần

Căn cứ Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi điểm b Khoản 4 Điều 17 Thông tư 49/2018/TT-NHNN) quy định về sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là cá nhân như sau:

"2. Chi:

a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;

b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;

c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;

đ) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật;e) Chi rút ngoại tệ tiền mặt;

g) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác;

h) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

i) Chi chuyển khoản sang gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định pháp luật về tiền gửi có kỳ hạn."

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

IV. Đối tượng nào được góp vốn, mua cổ phần

Có 04 đối tượng được chấp nhận, bao gồm:

1. Công ty/Chi nhánh Công ty nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam
2. Công ty liên doanh tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài trên 49%

3. Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán có trên 49% vốn đầu tư nước ngoài

4. Cá nhân người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam

V. Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện nào để góp vốn, mua cổ phần

Cá nhân người nước ngoài cần:

Có tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.

(ii) Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hóa) và Bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị;

(iii) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà Nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật .

VI. Quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN thì Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Hoạt động đầu tư trực tiếp được xác định như sau:

  • Đầu tư thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Đầu tư thành lập không thuộc trường hợp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư mà có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
    • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
    • Đầu tư vào doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
    • Đầu tư thành lập Doanh nghiệp mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

VII. Mọi người cùng hỏi 

1. Nhà đầu tư nước ngoài có được tăng phần vốn góp không?

Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn đối với các trường hợp luật không cấm nên việc tăng vốn góp là có thể thực hiện, tuy nhiên, tỷ lệ vốn góp cần tuân thủ theo mức giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Nhà đầu tư nước ngoài gồm những ai?

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nguồn gốc và sở hữu tài sản ở một quốc gia khác, nhằm mục tiêu đầu tư hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh

3. Các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

+ Thực hiện dự án đầu tư.

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

+ Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1016 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo