Cách thức các nhà báo, phóng viên cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những tội phạm được Bộ luật hình sự ghi nhận qua các thời kỳ, tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ về tội phạm này nên nhầm lẫn nó với các tội xâm phạm sở hữu khác hoặc lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện trên thực tế.

lawyer-keywords
Cách thức các nhà báo, phóng viên cưỡng đoạt tài sản

1. Thế nào là cưỡng đoạt tài sản?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, hành vi này thực hiện do lỗi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thực tế áp dụng, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai hành vi cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mức xử phạt áp dụng với hai hành vi này cũng khác nhau.

Theo đó, điểm khác biệt nổi bật giữa cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản là hành vi cướp tài sản thì đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn cưỡng đoạt tài sản mới chỉ đe dọa tương lai sẽ dùng vũ lực nếu bị hại không trao tài sản.

2. Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó khoản 1 Điều này nêu:

  1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định nêu trên, có thể thấy hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội phạm này. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì khi đó tội phạm đã hoàn thành.

Điều này cũng có nghĩa, người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần xác định số tiền người này chiếm đoạt được là bao nhiêu hay thậm chí là đã lấy được tài sản hay chưa.

Trường hợp gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn.

3. Mức phạt hành chính đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

4. Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự bị xử lý thế nào?

Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt như sau:

* Khung 1:

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

* Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

* Khung 4:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

* Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. So sánh Tội cưỡng đoạt tài sản và Tội cướp tài sản

  Tội cưỡng đoạt tài sản Tội cướp tài sản
Hành vi Cưỡng đoạt tài sản thường thể hiện dưới dạng:

- Đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Cướp tài sản thường thể hiện dưới dạng:

- Dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mức hình phạt Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù. Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo