Luật Lực lượng dự bị động viên được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2019. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 (thay thế Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên năm 1996).
Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị (QNDB) và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự. Sau đây, chúng ta cùng làm rõ hơn về Nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên
1. Thế nào là quân nhân dự bị?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về khái niệm quân nhân dự bị cụ thể như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự."
Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Lực lượng dự bị động viên 2019
Điều 1, Luật Lực lượng dự bị động viên xác định: các vấn đề Luật điều chỉnh quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; so với Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên năm 1996, đây là điều luật mới được bổ sung, bảo đảm kỹ thuật xây dựng văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Nội dung quy định tại Điều này xác định đối tượng mà các quy định của Luật tác động là cơ quan, tổ chức, cá nhân; nội dung các Điều luật đã liệt kê cụ thể các đối tượng áp dụng.
3. Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
Được quy định tại Điều 3 của Luật, một số nguyên tắc quan trọng, như: tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,… và được quản lý chặt chẽ. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, v.v.
"Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên."
4. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên
Mục 1, Chương II của Luật này (từ Điều 8 đến Điều 11), quy định cụ thể thẩm quyền lập kế hoạch, nội dung kế hoạch, thẩm định, phê duyệt và rà soát, điều chỉnh lập mới kế hoạch, nhằm đảm bảo thống nhất hệ thống kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên các cấp từ Trung ương đến địa phương, cũng như trong Quân đội được giao bảm đảm tính kế hoạch trong xây dựng lực lượng dự bị động viên từ thời bình để sẵn sàng bổ sung lực lượng thường trực của Quân đội khi có tình huống xảy ra kịp thời, hiệu quả.
5. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, quan điểm của Đảng và Nhà nước một cách thường xuyên.
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên củng cố, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.
6. Sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên
Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên
Theo quy định tại Điều 16 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về sắp xếp quân nhân dự bị cụ thể như sau:
(1) Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.
(2) Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.
(3) Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.
Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình
Điều 17 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về độ tuổi quân nhân dự bị cụ thể như sau:
(1) Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(2) Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
- Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
- Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Trên đây là những thông tin về Nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên mà ACC chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo và nắm bắt. Hy vọng rằng những nội dung trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong công việc và cuộc sống. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận