Quốc tịch là một căn cứ quan trọng để xác định một người là công dân của một quốc gia. Vậy căn xác định quốc tịch dựa trên các yếu tố nào? Nguyên tắc xác định quốc tịch bao gồm những nguyên tắc nào? Để giải đáp thắc mắc trên, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguyên tắc này nhé.
1. Quốc tịch là gì?
Quốc tịch gắn với một người kể từ khi người đó được sinh ra trừ một số trường hợp vì những lý do nhất định có thể có sự thay đổi quốc tịch. Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch.
Quốc tịch được định nghĩa là mối quan hệ pháp lý - chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ốn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Nội dung quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý - chính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định. Điều kiện, cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch do pháp luật của mỗi nước quy định.
2. Nguyên tắc xác định quốc tịch
Việc xác định công dân có quốc tịch nước nào phải dựa trên những căn cứ pháp lý. Mỗi quốc gia đều có những căn cứ cụ thể để xác định quốc tịch cho công dân của mình.
Về cơ bản các quốc gia trên thế giới xác định quốc tịch theo ba nguyên tắc: nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc thỏa thuận quốc tế.
Nguyên tắc huyết thống: Nguyên tắc này quy định trẻ em sinh ra có cha mẹ, có cha hoặc mẹ là công dân nước nào thì được công nhận có quốc tịch nước đó. Trường hợp có xung đột về quốc tịch do cha và mẹ là công dân hai nước khác nhau thì pháp luật quy định lựa chọn quốc tịch cho con.
Nguyên tắc lãnh thổ: Nguyên tắc này quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang quốc tịch nước đó nếu cha hoặc mẹ là công dân nước đó hoặc không xác định được cha mẹ là ai.
Nguyên tắc thỏa thuận quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về hạn chế tình trạng không quốc tịch, các nước cam kết “hành động theo Nghị quyết 896 (IX) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 04/12/1954; xem xét một cách thiện chí để giảm tình trạng không quốc tịch bằng một điều ước quốc tế”. Các quốc gia có thỏa thuận đa phương hoặc song phương về quốc tịch, những thỏa thuận này là cơ sở xác định một bộ phận dân cư nhất định thuộc quốc tịch nước nào.
3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định quốc tịch tại Việt Nam
Các nguyên tắc xác định quốc tịch
Xuất phát từ vai trò quan trọng của quốc tịch, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch của Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm, khẳng định chủ quyền quốc gia về quốc tịch, Nhà nước sử dụng quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quốc tịch, tạo khung hành lang pháp lý vững chắc cho Nhà nước trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam định cư trong và ngoài nước.
Câu hỏi thường gặp
Quốc tịch là gì?
Quốc tịch được định nghĩa là mối quan hệ pháp lý - chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ốn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
Có mấy nguyên tắc xác định quốc tịch?
03 nguyên tắc:
Nguyên tắc huyết thống
Nguyên tắc lãnh thổ
Nguyên tắc thỏa thuận quốc tế
Đặc điểm về quốc tịch là gì?
Quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ giữa nhà nước với một cá nhân có quốc tịch. Trạng thái đó cho thấy:
Thứ nhất : đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, ổn định không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân.
Thứ hai : đối với Nhà nước thì những cá nhân có quốc tịch có quyền và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật mà nhà nước của đặt ra.
Thứ ba : đối với công dân thì nhà nước phải đảm bảo quyền và danh dự cho cá nhân có quốc tịch.
Ý nghĩa quốc tịch?
Việc xác định quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng, một cá nhân con người không thể có được quyền và danh dự như công dân của một nhà nước nhất định, nếu như cá nhân đó không phải là công dân của một quốc gia mình. Điều này có nghĩa, khi xác định được quốc tịch chính là việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước với công dân và ngược lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận