Điều kiện thanh lý tài sản cố định

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được hoặc là những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh… Trước khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp phải Quyết định thanh lý tài sản cố định, đồng thời thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến điều kiện thanh lý tài sản cố định.    

Tieu Chuan Xac Dinh Tai San Co Dinh Vo Hinh
Điều kiện thanh lý tài sản cố định 

1. Tài sản cố định là gì ? 

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Nói một cách khác, tài sản cố định hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

2. Thanh lý tài sản cố định là gì ? 

Theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

Hiểu đơn giản là tài sản cố định được đem đi thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc bị hư hỏng nặng, lỗi thời, lạc hậu, không dùng đến hoặc vì một lý do nào đó (doanh nghiệp sát nhập, nhượng bán hoặc giải thể,...) đơn vị, doanh nghiệp muốn bán tài sản cố định đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hay xử lý để thu hồi vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.

3. Quy định về thanh lý tài sản cố định. 

Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT- BTC quy định:

Các tài sản cố định  chưa tính đủ khấu hao (tức chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải tìm ra được nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tìm cách bồi thường và phần giá trị còn lại của tài sản cố định  chưa thể thu hồi, không thể được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính tài sản cố định  đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo của doanh nghiệp quyết định;

Nếu số thu để thanh lý và số thu để bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của tài sản cố định  chưa được thu hồi hoặc phần giá trị tài sản cố định  bị mất thì phần giá trị chênh lệch còn lại được xem là lỗ về thanh lý tài sản cố định và kế toán vào chi phí khác.

Như vậy, các chi phí và doanh thu từ hoạt động thanh lý, bồi thường tài sản được hạch toán vào chi phí và doanh thu khác.

4. Khi nào được thanh lý tài sản cố định ? 

Các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản cố định như sau:

– Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.

– Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

– Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng

vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

Lưu ý: Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

5. Điều kiện thanh lý tài sản cố định.

TSCĐ hết thời gian khấu hao sử dụng, tài sản hư hỏng không sửa chữa được hoặc nếu sử dụng tiếp phải mất chi phí quá lớn, hiệu quả thấp, để thu hẹp quy mô, thay đổi mục tiêu hoạt động hoặc không có nhu cầu sử dụng nữa.

6. Quy trình thanh lý tài sản cố định. 

Bước 1: Lập đơn đề nghị thanh toán tài sản cố định. 

Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định được quy định theo mẫu số 2 -TSCĐ (theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC). Đơn đề nghị cần được trình lên lãnh đạo công ty phê duyệt theo kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp, bộ phận hay phòng ban, nơi có tài sản cố định cần thanh lý. Lưu ý là trong đơn đề nghị cần phải ghi rõ ràng danh mục tài sản cố định cần thanh lý.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản cố định 

Đại diện doanh nghiệp là cá nhân sẽ là người ra quyết định thanh lý tài sản cố định.

Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định 

Hội đồng thanh lý tài sản cố định được thành lập có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định. Theo đó, hội đồng thanh lý tài sản gồm :

  • Thủ trưởng đơn vị: Là chủ tịch hội đồng.
  • Kế toán trưởng: Là người kế toán tài sản.
  • Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất: Là cán bộ phụ trách tài sản.
  • Đại diện đơn vị đứng ra trực tiếp quản lý tài sản cần thanh lý.
  • Cán bộ có kiến thức và hiểu biết về đặc điểm kỹ thuật cũng như tính năng của tài sản cần thanh lý.
  • Có thể có đại diện đoàn thể: Công đoàn, thanh tra nhân dân.

Bước 4: Thanh lý tài sản cố định 

Hội đồng thanh lý tài sản cố định trình lên cá nhân đứng đầu doanh nghiệp về hình thức xử lý tài sản cố định là hủy tài sản hoặc bán tài sản tùy theo đặc điểm và điều kiện của tài sản cố định. 

Bước 5: Lập biên bản thanh lý tài sản cố định 

Sau khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập biên bản thanh lý tài sản cố định.

Theo quy định, đối với các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng có giá trị lớn do nhà nước dùng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng và giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng cho các tổ chức kinh tế thì khi thanh lý phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đồng ý bằng văn bản, đồng thời được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Điều kiện thanh lý Tài sản cố định”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo