Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 2015

Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc nền tảng của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này cũng là một điểm mới trong tố tụng hình sự khi lần đầu tiên được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS). Vậy nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào. Kính mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu về quy định trên.

Suy đoán Vô Tội

1. Khái niệm suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Theo nghĩa tiếng Việt suy đoán có nghĩa là dựa vào cái này để đoán ra cái khác, căn cứ vào điều đã biết để suy ra điều chưa biết. Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence” hay “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội

Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến của Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 31: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Như vậy nguyên tắc suy đoán vô tội nghĩa là căn cứ vào những chứng cứ để suy đoán một người có tội hoặc không có tội, nếu không đủ chứng cứ để chứng minh thì phải xem người đó là không có tội.

2. Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Như đã đề cập ở trên Hiến pháp 2013 đã quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội đó chính là nội dung đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng: Nguyên tắc suy đoán vô tội. Tuân thủ theo luật mẹ BLTTHS đã quy định về suy đoán vô tội tại điều 13 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Theo đó nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự bao gồm:

Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi bị kết tội bởi một bản án có hiệu lực pháp luật. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và kết tội một người, không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thể phán quyết một người phạm tội, kể cả cơ quan điều tra, truy tố.

Thứ hai, yếu tố lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục luật định. Lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục đảm bảo việc khởi tố; điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật. “Bị can, bị cáo phải được coi là vô tội cho tới khi lỗi của bị can, bị cáo đó được chứng minh. Nếu lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với “sự vô tội được chứng minh”.

Thứ ba, người buộc tội có nghĩa vụ phải chứng minh. Khoản 1 điều 15 BLTTHS quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Như vậy nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (xem thêm Cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự). Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình; hoặc buộc phải nhận mình có tội; đồng nghĩa với việc tại phiên tòa bị cáo có quyền im lặng; tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.

Thứ tư, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được đối xử với người bị buộc tội như người phạm tội, không được định kiến, thiên lệch khi giải quyết vụ án. Mọi quyền con người của người bị buộc tội phải được tôn trọng ngay cả khi bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn, người bị buộc tội chỉ bị hạn chế một phần quyền con người trong giới hạn luật định.

Trong phạm vi quyền hạn của mình cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình để điều tra, tìm chứng cứ chứng minh và xác định rõ ràng các căn cứ là có tội được quy định trong BLHS; phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án một cách khách quan, đầy đủ. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong các quy trình thu nhập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Thứ năm, việc kết tội một người phải dựa trên những chứng cứ xác thực đã được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên toà và không còn bất cứ sự nghi ngờ nào. Mọi sự nghi ngờ không chứng minh được theo trình tự, thủ tục luật định phải được xử lý theo hướng có lợi cho người bị buộc tội. Khi không đủ căn cứ hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ buộc tội để chứng minh tội phạm theo trình tự, thủ tục luật định thì phải kết luận người bị buộc tội không có tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục theo quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội chính là lá chắn dựa trên giá trị công bằng, bình đẳng đẻ làm nền tảng tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm cho quyền con người trong tố tụng hình sự.

Mối quan hệ của tố tụng hình sự là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người dân, một bên buộc tội với hệ thống cơ quan điều tra thực thi quyền lực nhà nước và một bên yếu thế hơn là bên bị buộc tội. Nguyên tắc suy đoán vô tội đảm bảo sự công bằng người bị buộc tội không bị phần biệt đối xử khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là nhân tố phát triển tính đúng đắn của lĩnh vực tố tụng hình sự.

Tạo ra hành lang pháp lý góp phần định hướng cho hoạt động chứng minh đúng theo trình tự pháp luật. Ngoài ra nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự còn thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam phản ánh bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật dân chủ và pháp quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, loại trừ việc buộc tội và kết án thiếu căn cứ.

Trên đây là những thông tin về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Với mọi thắc mắc về vấn đề trên cần giải đáp, quý bạn đọc cũng có thể liên hệ đến ACC group để được hỗ trợ giải đáp vấn đề.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    Hoàng Ngọc Hinh
    Em chào anh chị Luật sư ạ. Em bị anh A viết đơn tường trình lên chính quyền địa phương, nói rõ là em ăn cắp tài sản, và anh A này có ghi rõ tên tuổi và nơi sinh sống của em, và nhìn thấy biển số xe máy của em dùng để đi ăn cắp tài sản. Còn 2 nhân chứng của anh A lại nói là không nhìn thấy biển số xe máy,và không nhìn thấy mặt. Nhưng anh A viết trong đơn rõ ràng tên tuổi của tôi,và nhìn thấy biển số xe, và khẳng định tôi là người ăn cắp. Nhưng không có bằng chứng gì. Anh A còn ra tay đánh tôi tại trụ sở công an. Tôi có thể khởi kiện anh A tội vu khống và hành hung tôi không thưa Luật Sư. Mong Luật Sư tư vấn giúp tôi ạ, xin cảm ơn.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo