Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là như thế nào? Cách áp dụng nguyên tắc trên theo quy định hiện hành. Để giải đáp thắc mắc trên, ACC xin gửi tới bạn đọc bài viết về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền dưới đây. Hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên tắc này.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền viết tắt là PPP (the polluter pays principle) đang ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều quốc gia. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lần đầu tiên đưa ra Nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm (PPP) vào năm 1972. Nó tuyên bố rằng người gây ô nhiễm phải chịu chi phí thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm do các cơ quan công quyền đưa ra, để đảm bảo rằng môi trường ở trạng thái có thể chấp nhận được.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng nguyên tắc này để hạn chế ô nhiễm và phục hồi môi trường. Bằng cách áp dụng nó, những người gây ô nhiễm được khuyến khích để tránh hủy hoại môi trường và phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm mà họ gây ra. Chính người gây ô nhiễm, chứ không phải người nộp thuế, là người trang trải các chi phí do ô nhiễm tạo ra.
Về mặt kinh tế, điều này cấu thành “nội tại” của “ngoại tác môi trường tiêu cực”. Khi người gây ô nhiễm phải trả chi phí ô nhiễm, giá hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên để bao gồm các chi phí này. Do đó, sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với giá thấp hơn sẽ là động lực để các nhà sản xuất tung ra thị trường các sản phẩm ít gây ô nhiễm hơn.
2. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được ứng dụng phố biến ở các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Có thể thấy, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được ghi nhận rõ nét nhất trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, theo đó “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Sau đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2018 tiếp tục ghi nhận bằng các quy định tương tự. Nội dung cơ bản của nguyên tắc được thể hiện ngay trong tên gọi, đó là các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm.
Pháp luật Việt Nam quy định nhiều hình thức tả tiền cho hành vi gây ô nhiễm. Việc trả tiền này được thể hiện qua các hình thức khác nhau như thuế, phí, …. Tiêu biểu có thể kể đến như:
* Thuế tài nguyên: Đây là loại thuế đánh vào việc khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam của các cá nhân, tổ chức. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể là hành vi trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể là hành vi gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường. Mục đích của thuế này là áp đặt lên một nghĩa vụ tài chính đối với các cá nhân, tổ chức thì mới được thực hiện hành vi khai tác tài nguyên, từ đó nhằm hạn chế việc khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
* Thuế bảo vệ môi trường: loại thuế này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng tác động xấu đến môi trường. Có thể thấy rằng loại thuế này áp dụng ngay đối với các chủ thể sản xuất, sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng thuế này nhằm nâng cao nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội khi sử dụng, sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, từ đó khuyến khích việc sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
* Phí bảo vệ môi trường: đây là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức có hành vi xả thải vào môi trường hoặc có hành vi khác tác động đối với môi trường. (Luật Bảo vệ môi trường). Hành vi xả thải ra môi trường chính là hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, nên dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thì những cá nhân, tổ chức xả thải phải nộp phí bảo vệ môi trường.
Ngoài ra còn có thể có các loại thuế, phí,.. khác thể hiện sự ứng dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trên thực tế như tiền phải trả để cấp quyền khai thác tài nguyên (ký quỹ), thuế đánh vào chất thải tiềm năng, tiền mua hạn ngạch phát thải, tiền phải trả cho việc dịch vụ thủy lợi, quản lý môi trường, tiền phục hồi môi trường,….
3. Những câu hỏi thường gặp.
3.1. Những thách thức của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?
Tuy nhiên, có một số thách thức với nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm. Trước hết, đôi khi có thể khó xác định và truy tìm kẻ gây ô nhiễm. Các cơ sở công nghiệp cũng có thể cố gắng che giấu sự thật rằng họ phải chịu trách nhiệm về một sự kiện ô nhiễm. Chi phí quản lý được chi để xác định tác nhân gây ô nhiễm, và lưu giữ họ, cũng có thể là đáng kể.
Một số loại ô nhiễm môi trường kéo dài và kinh khủng. Người ta có thể tranh luận rằng ngay từ đầu nên có những quy định nghiêm ngặt hơn, để giúp tránh mọi thảm họa và ô nhiễm độc hại lâu dài, hơn là để giải quyết vấn đề sau khi ô nhiễm đã xảy ra. Không thể bù đắp một số hiểm họa môi trường bằng bồi thường tài chính, và hệ sinh thái rộng lớn hơn, cũng như sức khỏe của cộng đồng, có thể bị tổn hại không thể khắc phục trong nhiều năm.
3.2. Xử phạt nhà máy gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
Về trách nhiệm hình sự, theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tù lên tới 7 năm, phạt tiền lên tới 3 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1 - 5 năm đối với cá nhân.
Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tiền lên tới 20 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định 1 - 3 năm, hoặc có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, Điều 602 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
3.3. Những hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường?
Các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như:
- Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005;
- Vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm; quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
- Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển; các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.
3.4. Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ được tính khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và tính thành tiền.
- Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được tính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức.
- Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật và là nguyên nhân dẫn đến thiệt quả xảy ra.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận