Kê biên tài sản là gì? Nguyên tắc kê biên tài sản bao gồm những nguyên tắc nào? Quý bạn đọc vui lòng tìm hiểu về nguyên tắc kê biên tài sản thông qua bài viết dưới đây của ACC.
1. Kê biên tài sản là gì?
Trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với tội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Còn trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.
2. Trường hợp kê biên tài sản
Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó, Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại”.
Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế thi hành án đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp nào thì cưỡng chế thi hành án: trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
3. Nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự
Một là, việc kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, quyết định thi hành án, tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án.
Thứ hai, chỉ được áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Thứ ba, không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên. Những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên được quy định cụ thể tại Điều 87 Luật thi hành án dân sự bao gồm những tài sản bị cấm lưu thông, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan tổ chức và những tài sản thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân cũng như quá trình sản xuất của cơ quan, tổ chức là người phải thi hành án.
Thứ tư, việc kê biên, xử lý tài sản phải do người có thi hành án quyền tiến hành. Kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án
Thứ năm, chỉ được kê biên vào thời gian quy định, tránh những ngày lễ của đất nước. Cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án, các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xã hội, phong tục tập quán tại địa phương Ngoài ra, không thực hiện việc tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 sáng ngày hôm sau, các ngày nghi, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác của Chính phủ quy định căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật thi hành án dân sự
Các nguyên tắc kê biên tài sản cập nhập 2022.
4. Nguyên tắc kê biên tài sản trong luật hình sự
Nguyên tắc kê biên tài sản trong tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 3 Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày. Theo đó:
Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Về thẩm quyền áp dụng, pháp luật hiện hành quy định những người có thẩm quyền ra quyết định bắt bị cáo để tạm giữ, tạm giam tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Về thành phần chứng kiến, khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt của bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
Theo đó, người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định có mặt chứng kiến việc kê biên sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Những tài sản nào không cần phải kê biên?
- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;
- Tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân: Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc phòng chữa bệnh,..
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Số thuốc lương thực, thực phẩm phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
5.2 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về nguyên tắc kê biên tài sản không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về nguyên tắc kê biên tài sản uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.3 Chi phí dịch vụ tư vấn về nguyên tắc kê biên tài sản của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc kê biên tài sản. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận