Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Và theo pháp luật hiện hành có bao nhiêu nguyên tắc? Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
buacly

1.Hậu quả của việc đương sự không cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án

Về nguyên tắc, khi quy định về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự thì đồng thời phải quy định về hậu quả pháp lý khi đương sự không thực hiện nghĩa vụ đó nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ của đương sự được thực hiện trên thực tế. Do đó, Bộ luật TTDS 2015 quy định rõ hậu quả pháp lý khi đương sự không cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Đó là:
  • Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc (khoản 4 Điều 91).
  • Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 Bộ luật TTDS để giải quyết vụ việc dân sự (khoản 1 Điều 96).

2.Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Trong TTDS, sự xuất phát từ nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự thì các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của mình và khi đã thực hiện quyền đo thì họ đồng thời có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp hoặc đưa ra các chứng cứ để phản đối yêu cầu của bên kia, vì không ai khác ngoài các đương sự là người biết rõ nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp hoặc yêu cầu có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng bằng như bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong hoạt động TTDS, trước hết nguyên đơn là người khởi kiện nên nguyên đơn có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho việc thực hiện quyền yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu bị đơn không chấp nhận toàn bộ hay một phần yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cũng được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Mặc dù chủ thể này không có lợi ích liên quan đến vụ kiện, nhưng pháp luật quy định họ có quyền khởi kiện vì lợi ích của người khác trong một số trường hợp đặc biệt nên họ được coi là đại diện của nguyên đơn. Vì vậy, họ cũng được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ như nguyên đơn trong đó có nghĩa vụ chứng minh.
Khoản 2 Điều 6 Bộ luật TTDS 2015 quy định rõ về trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo đương sự có đủ chứng cứ để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình cũng như khắc phục tình trạng các cá nhân, cơ quan tổ chức gây khó khăn cho đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Ngoài ra, để đảm bảo đủ cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đã được bổ sung các biện pháp thu thập chứng cứ mà không cần phải có yêu cầu đương sự. Đó là, biện pháp trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết (khoản 2 Điều 102); yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án khi xét thấy cần thiết (khoản 3 Điều 106). Như vậy, khi không có yêu cầu của đương sự, Tòa án được tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau theo quy định của BLTTDS 2015: Lấy lời khai của đương sự (khoản 1 Điều 98), lấy lời khai người làm chứng (khoản 1 Điều 99); Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng (khoản 1 Điều 100); Xem xét, thẩm định tại chỗ (khoản 1 Điều 101); Trưng cầu giám định (khoản 2 Điều 102); Định giá tài sản (điểm b, c khoản 3 Điều 104); Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 105); Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ (khoản 3 Điều 106).
Như vậy, nguyên tắc cung cấp chứng cứ; chứng minh trong TTDS có vai trò và ý nghĩa trong việc góp phần giúp cho đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vì họ có quyền tự đưa ra những chứng cứ chứng minh trong vụ án dân sự; xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc xác minh thu thập chứng cứ; là cơ sở để quy định chế tài đối với các cá nhân cơ quan tổ chức đang quản lý và lưu giữ chứng cứ khi cung cấp không đầy đủ kịp thời theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát và cuối cùng nguyên tắc giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, công bằng đúng đắn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo