Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc có đi có lại cũng như cách áp dụng nguyên tắc có đi có lại, quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để hiểu thêm chi tiết về nguyên tắc này.
1. Nguyên tắc có đi có lại là gì?
Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Điều 2 Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trong tài nước ngoài quy định: “Quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hồi phải có điều kiện kí kết, tham gia điều ước quốc tế".
Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc giahoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó. Nguyên tắc có đi có lại bao gồm nguyên tắc có đi có lại thực chất và nguyên tắc có đi có lại hình thức.
2. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại
Phân tích nguyên tắc có đi có lại
Nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ tội phạm của luật quốc tế:
Theo đó, nguyên tắc này ghi nhận quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện yêu cầu này nếu nhận được sự đảm bảo từ phía quốc gia yêu cầu rằng nếu xảy ra trường hợp tương tự khi quốc gia họ yêu cầu dẫn độ thì quốc gia này chắc chắn sẽ hợp tác việc dẫn độ tội phạm.
Nguyên tắc này cần phải đảm bảo tôn trọn quyền bình đẳng giữa các quốc gia, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, đồng thời không được cản trở quốc gia khác trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và thực hiện dẫn độ tội phạm trong trường hợp không có các điều kiện loại bỏ việc dẫn độ này.
Ngược lại, quốc gia cũng có thể sử dụng quyền năng của mình để giải thích về chủ quyền, cho phép tội phạm hình sự được cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của nước mình.
– Nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự:
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật tương trợ tư pháp thì: “Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.”
Đồng thời tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC có quy định cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có quyền từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài dựa trên nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp:
+ Khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam.
+ Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
– Nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Theo đó nguyên tắc này cho rằng mặc dù theo chủ quyền quốc gia thì luật hay bản án nước ngoài sẽ không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia khác, nhưng xuất phát từ sự tiện lợi trong giao dịch dân sự giữa các nước nên các nước có thể công nhận hiệu lực của bản án, quyết định của nước khác trên lãnh thổ quốc gia mình.
3. Công ty luật ACC
ACC nhận hỗ trợ tư vấn luật trực tuyến qua các hình thức như sau:
- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng ACC trong lĩnh vực luật dân sự và các vấn đề liên quan trực tiếp tại văn phòng. Khách hàng sẽ được gặp trực tiếp Luật sư để trình bày vấn đề, cùng trao đổi, sau đó Luật sư sẽ đưa ra đánh giá về vụ việc và phương hướng giải quyết cũng như tiến trình diễn biến vụ việc để khách hàng hiểu rõ về bản chất vụ việc và các khía cạnh pháp lý trong vụ án hình sự. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn dân sự tại trụ sở công ty ACC
- Nếu bạn đang có nhu cầu cần luật sư tư vấn thắc mắc về pháp luật dân sự, vui lòng gọi số 1900.3330 để đặt câu hỏi, trao đổi trực tiếp với luật sư, chuyên viên tư vấn luật của công ty chúng tôi để tham vấn giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể. Tư vấn qua tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến (sau khi kết nối với luật sư, quý khách vẫn có được thoải mái trình bày vấn đề, và được tư vấn các vấn đề liên quan đến luật dân sự.
- Tư vấn qua Email bằng hình thức gửi email về hòm thư Công ty ACC: [email protected] Luật sư của chúng tôi sẽ tiến hành phản hồi yêu cầu tư vấn của khách hàng qua Email hoặc gửi văn bản cụ thể theo địa chỉ khách hàng yêu cầu chuyển phát
- Tư vấn qua các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,….)
- Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK
- Tư vấn luật qua ZALO: 084.696.7979
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc có qua có lại. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận