Ngân sách Nhà nước và nguyên tắc chi ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách Nhà Nước là gì? Nguyên tắc chi ngân sách Nhà Nước như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tắc chi ngân sách quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin về hoạt động này. 

nguyen-tac-chi-ngan-sachNguyên tắc chi ngân sách Nhà Nước 

1. Ngân sách Nhà Nước là gì? 

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

2. Chi ngân sách nhà nước là gì? 

Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quĩ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

– Bản chất chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.

nguyen-tac-chi-ngan-sach-nha-nuocChi ngân sách nhà nước 

3. Phân loại chi ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là nguồn tiền chung của quốc gia, do đó, việc chi ngân sách phải đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nước nhà. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi ngân sách nhà nước chia làm các loại sau: 

  •  Chi thường xuyên: là niệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  • Chi đầu tư phát triển: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
  • Chi trả nợ, viện trợ: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
  • Chi dự trữ Nhà nước: là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

4. Nguyên tắc chi ngân sách Nhà Nước

Hoạt động chi ngân sách Nhà nước là một mặt hoạt động của ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy chi ngân sách Nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc chung của quản lý ngân sách Nhà nước.

Các nguyên tắc đó bao gồm:

  • Nguyên tắc cân bằng thu, chi.

Theo nguyên tắc này, các khoản thu, chi thể hiện trong dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính cân đối. Các khoản chi chỉ được xây dựng trên cơ sở nguồn thu đã được xác định. Ngược lại, các nguồn thu cho ngân sách nhà nước sẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu đã được hoạch định. Ngân sách nhà nước sẽ được cân bằng theo cách xác định tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên của ngân sách và góp phần tích lũy ngày càng cao để phục vụ cho nhu cầu chi đầu tư phát triển. Trường hợp ngân sách nhà nước bội chi, số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tạo điều kiện tiến đến cân bằng ngân sách nhà nước. 

ngan-sachNguyên tắc chi ngân sách Nhà Nước 

  • Nguyên tắc chi theo kế hoạch và đúng mục đích.

Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi ngân sách Nhà nước chỉ được thực hiện với điều kiện khoản chi đó đã được ghi trong dự toán ngân sách được duyệt, trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Mặc khác việc cấp phát và sử dụng vón ngân sách Nhà nước phải đúng với đối tượng thụ hưởng, và đúng nội dung, mục đích của khoảng chi được xác định trong dự toán ngân sách được duyệt.

  •  Nguyên tắc tăng cường thu và tiết kiệm chi

Tiết kiệm chi không phải là đơn thuần cắt bỏ các khoản chi ngân sách Nhà nước một cách tùy tiện, mà là chi tiêu đúng theo các định mức, đúng tiêu chuẩn và đúng chế độ mà Nhà nước đã quy định cho từ đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan có lập dự toán thu chi.

Tăng cường thu không chỉ đơn thuần tìm các giải pháp để thu ngay vào quỹ ngân sách càng nhiều càng tốt, chống thất thu, mà ngay cả trong bố trí chi ngân sách Nhà nước cũng phải thể hiện được việc nuôi dưỡng chăm sóc nguồn thu.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc chi ngân sách Nhà Nước. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo