Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là một nguyên tắc quan trọng trong Luật Hôn nhân Gia đình. Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin về nguyên tắc này.
1. Quan hệ vợ chồng là gì?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
2. Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. đã có những quy định khái quát một cách chung nhất về sự bình đẳng trước pháp luật của mọi người của mọi công dân. Cụ thể mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.”
Như vậy, khái niệm về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội dung đó là: vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản
Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Quy định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong các hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng. Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.
- Vợ chồng bình đẳng trong việc chăm sóc con cái
Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái như sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Không chỉ như vậy, khi cha mẹ làm thủ tục giải quyết ly hôn thì việc có nghĩa vụ như nhau với con cái vẫn được tiếp tục và thể hiện tại Điều 3 Khoản 24, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng có ý nghĩa quan trọng đối với người phụ nữ trong thời đại hiện nay nhất là trong bối cảnh thế giới đang cố gắng thực hiện quyền bình đẳng giới.
Trong thế kỷ trước, với những nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trong quan hệ vợ chồng, người vợ thường có địa vị thấp hơn người chồng. Tuy nhiên sang thế kỷ XXI, vợ chồng có sự bình đẳng với nhau.
Điều này giúp người phụ nữ đảm bảo quyền lợi của mình, khẳng định được vai trò của người phụ nữ: Những quyền lợi của phụ nữ được xét ngang hàng với người chồng, sẽ không bị thiệt thòi khi xảy ra các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân. Trước pháp luật, vợ - chồng ngang hàng nhau.
Bên cạnh đó, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng còn khẳng định được vai trò quan trọng của người phụ nữ: Vừa có vai trò nội trợ chăm lo cho gia đình vừa có vai trò về kinh tế. Việc thực hiện bình đẳng trong quan hệ vợ chồng giúp những cống hiến của người phụ nữ được ghi nhận, từ đó phần nào nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tạo động lực cho người phụ nữ phát triển các giá trị của bản thân.
Ngoài ra, nguyên tắc bình đẳng này còn thể hiện sự nhân đạo, tiến bộ của pháp luật.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận