Phân tích nguyên tắc áp dụng pháp luật hiện hành - cập nhập năm 2022

Áp dụng pháp luật có ý nghĩa vô cùng lớn để pháp luật thực sự đi vào đời sống hàng ngày. Vậy nguyên tắc áp dụng pháp luật bao gồm những nguyên tắc nào? Để tìm hiểu thêm thông tin về nguyên tắc áp dụng pháp luật, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm chi tiết. 

ap-dung-phap-luatNguyên tắc áp dụng pháp luật 

1. Áp dụng pháp luật là gì? 

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Hay đó là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, nó còn là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật 

Theo Khoản 1, Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”.

nguyen-tac-ap-dung-phap-luatNguyên tắc áp dụng pháp luật hiện hành 

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

Theo đó, nguyên tắc áp dụng pháp luật được tiến hành như sau:

  • Thứ nhất, Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
  • Thứ hai, Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
  • Thứ ba, Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
  • Thứ tư, Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực
  • Thứ năm, Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.

3. Một số hạn chế trong áp dung pháp luật 

cac-nguyen-tac-ap-dung-phap-luat-Áp dụng pháp luật 

– Các quy định hiện hành không xác định rõ thứ tự ưu tiên khi áp dụng 02 nguyên tắc trên dẫn đến khi phát sinh xung đột mâu thuẫn sẽ không xác định được phải áp dụng nguyên tắc này.

– Các quy định hiện hành cũng không xác định rõ luật nào là luật chung, luật nào là luật riêng, luật chuyên ngành, không quy định rõ luật chuyên ngành ban hành trước thì áp dụng quy định của luật nào.

– Còn diễn ra tình trạng một số bộ, ngành lạm dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật để ban hành nhiều quy định đặc thù có lợi cho bộ, ngành, lĩnh vực quản lý của mình dễ tạo ra nguy cơ hệ thống pháp luật chồng chéo, không thống nhất.

– Hoạt động rà soát, thẩm định, thẩm tra văn bản trong quá trình xây dựng luật còn bất cập dẫn đến một số trường hợp không phát hiện và sửa đổi bổ sung kịp thời các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo.

– Pháp luật hiện hành chưa trù liệu cơ chế giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong áp dụng các nguyên tắc nêu trên.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc áp dụng pháp luật. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo