Các nguyên tắc áp dụng hình phạt [Chi tiết 2022]

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Vậy nguyên tắc áp dụng hình phạt được quy định như thế nào, hãy cùng Luât ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hình phạt là gì?

Vấn đề “hình phạt là gì” luôn là câu hỏi mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống; đặc biệt là khi có hành vi vi phạm xảy ra. Để làm rõ hơn khái niệm “hình phạt là gì” thì bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định rõ về vấn đề này.

Nguyên Tắc áp Dụng Hình Phạt 1
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

2. Đặc điểm của hình phạt

2.1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất

  • Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Hình phạt được Nhà nước sử dụng như là công cụ hữu hiệu trong phòng chống tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và của công dân.
  • Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tước bỏ; hoặc hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản; quyền về chính trị thậm chí cả quyền sống. Với pháp nhân thương mại; tính nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Bên cạnh đó, hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người; hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
  • Ở mỗi chế độ khác nhau; nội dung giai cấp, tính chất và mức độ trừng trị của hình phạt áp dụng đối với người đã xâm hại các điều kiện tồn tại của Nhà nước; được các nhà nước quy định rất khác nhau.

2.2. Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng

  • Hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam được quy định ở cả phần chung và cả phần các tội phạm. Phần chung của Bộ luật Hình sự quy định những vấn đề có tính nguyên tắc; liên quan đến hình phạt như mục đích của hình phạt; các hình phạt đối với người phạm tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án,…Phần các tội phạm quy định các loại hình phạt; và mức hình phạt cụ thể đối với từng tội phạm cụ thể.
  • Các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi; tính trái pháp luật hình sự và tính có lỗi của người phạm tội; luôn gắn liền với tính chịu hình phạt. Do vậy, cùng với việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm; thì cũng đòi hỏi phải quy định trong luật loại và mức hình phạt áp dụng,….
  • Trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt đối với những hành vi không được bộ luật hình sự quy định là tội phạm; cũng không được áp dụng một loại hình phạt nào đó; nếu hình phạt ấy không được quy định trong hệ thống hình phạt; hoặc không được quy định trong chế tài của điều luật mà hành vi bị xử phạt thỏa mãn.
  • Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2.3. Hình phạt có thể áp dụng đối với người; hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội

  • Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người; hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người; hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
  • Dựa trên nguyên tắc này, có thể khẳng định hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình; cũng như những người thân khác của người phạm tội; thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
  • Cũng theo nguyên tắc này; luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người; hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay là hoàn toàn tự nguyện.
  • Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ áp dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội; mà không được phép tịch thu tài sản thuộc sở hữu của các thành viên khác trong gia đình; hay những người thân thích của người phạm tội.

3. Phân loại hình phạt

3.1. Hình phạt chính

  • Cảnh cáo: được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
  • Phạt tiền: được áp dụng là hình phạt chính đối với trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng,…Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
  • Cải tạo không giam giữ: được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
  • Trục xuất: là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
  • Tù có thời hạn: là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
  • Tù chung thân: là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  • Tử hình: là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng….

3.2. Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015; hình phạt bổ sung bao gồm

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Cấm cư trú: Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
  • Quản chế: Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
  • Tước một số quyền công dân;
  • Tịch thu tài sản: Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
  • Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt

4.1. Nguyên tắc áp dụng hình phạt chính

  • Hình phạt chính được tuyên độc lập
  • Hình phạt chính được vận dụng riêng rẽ chứ không đồng thời áp dụng đối với người phạm tội chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính.
  • Khi áp dụng một hình phạt chính có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp hình phạt bổ sung.

4.2. Nguyên tắc áp dụng hình phạt bổ sung

  • Hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm với hình phạt chính.
  • Đối với mỗi loại tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này.

Trên đây là bài viết về Nguyên tắc áp dụng hình phạt. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo