Nguyên nhân tội cướp giật tài sản là gì?

Thời gian gần đây, trên địa bàn các thành phố lớn liên tiếp xảy ra nhiều vụ cướp giật tài sản với thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các đối tượng dàn cảnh va chạm giao thông và theo dõi nạn nhân khi đến đoạn đường vắng sẽ đe dọa ra tay cướp giật tài sản, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Mời bạn tham khảo bài viết: Nguyên nhân tội cướp giật tài sản là gì? để biết thêm chi tiết.
cuop-giat-tai-san_2904151043
Nguyên nhân tội cướp giật tài sản là gì?

1. Đặc điểm của tội cướp giật tài sản?

Lợi dụng lúc chủ sở hữu không để ý đã nhanh chóng cầm điện thoại chạy mất và tẩu thoát nhanh chóng. Trường hợp người bị hại giữ lại, giằng, giật lại tài sản mà người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm bằng được tài sản thì đã có sự chuyển hóa tội phạm.

Khi nói về tội cướp giật tài sản, đặc điểm nổi bật dễ nhận biết nhất chính là hành vi người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản, khi đó, người đang quản lý tài sản khó có thể giữ được hoặc giằng lại được.

Hành vi cướp giật tài sản có tính chất công khai, trắng trợn. Người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.

Tội cướp giật tài sản sẽ đối diện với mức phạt tù bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khung hình phạt của tội cướp giật tài sản cụ thể như sau:

Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Các dấu hiệu nhận biết của tội cướp giật tài sản?

Chủ thể thực hiện tội cướp giật tài sản
Đối với chủ thể thực hiện tội phạm trong tội cướp giật tài sản là người trực tiếp phạm tội, trực tiếp thực hiện việc cướp giật tài sản.Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cướp giật tài sản là nhằm chiếm đoạt tài sản và xâm phạm đến quyền tài sản. Tức tội này cùng một lúc xâm phạm tới hai khách thể là quyền nhân thân và quyền tài sản. Hiện nay, việc cươp giật tài sản đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện. Do đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội phạm

Việc người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản là hành vi thực hiện do cố ý. Người phạm tội lúc này có mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Điểm khác nhau giữa tội cướp giật tài sản và những tội như tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản là tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản, vì hành vi giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt. Do đó, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước hành vi. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh.
Mặt khách quan của tội phạm

Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác. Chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành, nếu có hành giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất nhỏ thì cũng vẫn là phạm tội cướp giật tài sản. Các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác là những dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản.

3. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp

Nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm trộm cắp tài sản còn xảy ra nhiều là do sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người dân, người quản lý bảo vệ tài sản trong các cơ quan, doanh nghiệp và các hộ gia đình như : không khóa cổ, khóa xe máy, để phương tiện ở những nơi không có người trông coi; cửa hàng khóa bằng các loại khóa không an toàn, thậm chí quên không khóa cửa nhà hoặc cửa phòng làm việc. Hoặc khóa cửa phòng, cửa nhà nhưng không khóa cửa sổ. Các cơ quan, doanh nghiệp, trướng học không có bảo vệ hoặc bảo vệ lỏng lẻo không lắp đặt hệ thống giám sát an ninh ( Camera ghi hình ), hệ thống chiếu sáng tường rào không đảm bảo.

Phương thức thủ đoạn hoạt động:

- Trước khi gây án các đối tượng thường tiếp cận hiện trường để nắm tình hình, điều kiện, những sơ hở thiếu sót mất cảnh giác trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản để trộm cắp.

- Những hộ gia đình đối tượng nhắm đến là những hộ gia đình thường xuyên vắng nhà không ngưới trông coi, hộ gia đình biệt lập không quan hệ với bà con xung quanh, hộ không trang bị hệ thống chống trộm…Hướng đột nhập thường là cổng chính, cổng sau, cửa sổ, cửa lầu, ô thông gió…

Thủ đoạn trộm cắp xe gắn máy:

- Lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý xe gắn máy như: dựng xe không sử dụng khóa chống trộm, không có người trông coi hoặc thậm chí nạn nhân còn gắn sẵn chìa khóa trên xe, đối tượng dùng chìa khóa vạn năng, đoản…để phá khóa trộm xe.

- Đột nhập vào nhà trộm xe gắn máy có sẵn chìa khóa và tẩu thoát.

- Đối tượng trộm cắp làm giả thẻ giữ xe đánh tráo ghi thêm xóa bớt vào vé xe, trên thân xe hoặc sử dụng biển số xe máy giả để trộm cắp xe máy ở bãi giữ xe, giữ xe không lấy vé.

Các biện pháp phòng ngừa:

Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trộm cắp tài sản thì toàn thể cán bộ và nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, luôn chủ động tự quản lý và bảo vệ tài sản của mình.

Đối với xe gắn máy cần phải trang bị thêm khóa chống trộm( khóa bánh, khóa chống trộm, còi báo động…) khóa thắng đĩa, khóa chân chống. Chú ý khi để xe ở những nơi công cộng, cơ sở dịch vụ phải có người trông coi ( có thẻ gửi xe ), khi về nhà tạo thói quen đưa xe máy vào bên trong nhà, không nên để xe trước sân nhà, hành lang, rút chìa khóa xe cất an toàn dù xe vẫn để ở nhà, khi gửi xe phải nhận thẻ giữ xe.

Đối với các hộ gia đình cần gia cố cửa nhà, sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, chống axit, “khóa trong “ để chống cắt phá khóa. Khi đi ngủ cần kiểm tra kĩ các cửa ra vào, cửa sổ, các cửa trên tầng, cửa ra ban công, sân thượng. Khi vắng nhà qua đêm, vắng nhà nhiều ngày phải nhờ người trông coi hoặc đem gửi các tài sản có giá trị. Nên làm tường rào ngăn chặn việc đối tượng trèo từ cây xanh, trụ điện gần để đột nhập vào nhà, khuyến khích trang bị camera giám sát hoặc chuông báo động chống trộm để quan sát từ xa. Tạo mối quan hệ gắn bó với mọi người xung quanh, phải biết số điện thoại di động của hàng xóm, công an phường để được hỗ trợ.

Chủ nhà cho thuê phòng trọ, khách sạn phải có trách nhiệm lắp đặt hệ thống camera quan sát, không để đối tượng lợi dụng cư trú ẩn nắp để hoạt động phạm tội.Công an phường kêu gọi mọi tổ chức và cá nhân trên địa bàn phường đề cao tinh thần cảnh giác chủ động bảo vệ tài sản của mình, tích cực tham gia tố giác các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp tài sản. Khi phát hiện các thông tin tài liệu về các đối tượng trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cắp thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an để kịp thời điều tra bắt giữ xử lý.

Trên đây là một số thông tin về Nguyên nhân tội cướp giật tài sản là gì? – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo