Nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Các bạn đã biết cách sử dụng điện an toàn và biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện từ đâu chưa ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây nhé !

Các Biện Pháp đảm Bảo An Toàn điện

 

Điện là gì ?

1. Điện là gì ?

Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác

2. Có bao nhiêu loại điện

Có 2 loại điện phổ biến là:

a. Điện một chiều (DC)

  • DC là viết tắt của Direct Current, iểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
  • Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

 b. Điện xoay chiều (AC)

  • AC là viết tắt của Alternating Current, là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định, dòng điện AC trong mạch chảy theo một chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy. Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.

c. Điện trong thiên nhiên

Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến điện năng được biết đến nhiều nhất là sét. Trong hiện tượng này có sự tham gia của cả điện tích âm và điện tích dương. Nhưng sét cũng là mối đe dọa cho những nơi có nhiều cây cao hoặc khu đất trống vì sét sẽ truyền xuống gây ra cháy nổ.

Một số loài cá có khả năng tạo ra một hiệu điện thế cao với chức năng tự vệ, hoặc chúng có khả năng thu được các tín hiệu điện từ các con mồi.

3. Điện có công dụng gì ?

- Trong đời sống ngày này, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất công nghiệp (như dệt may, in ấn, tivi…), nông nghiệp (làm thức ăn vật nuôi, làm lạnh…), dịch vụ (truyền thông, viễn thông…) và đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong đó, ứng dụng rộng rãi nhất là dùng điện để thắp sáng.

Một số tác dụng tiêu biểu của điện có thể kể tới như sau:

  • Tác dụng hóa học: mạ vàng, mạ kim loại…
  • Tác dụng từ: quạt điện, chuông cửa, biến lõi sắt thành nam châm điện…
  • Tác dụng sinh lý: châm cứu, cấp cứu, sốc tim…
  • Tác dụng phát sáng: bóng đèn huỳnh quang, đèn led…
  • Tác dụng nhiệt: bàn là, bóng đèn dây tóc

Điện năng được ứng dụng rộng rãi ở mọi mặt đời sống.

4. Điện nguy hiểm như thế nào ?

  • Điện có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người tùy theo cường độ. Qua nghiên cứu và phân tích các tai nạn điện, thấy rằng với dòng diện xoay chiều, tần số 50-60hz, giá trị an toàn cho người nhỏ hơn 10mA. Mức cường độ từ 30mA có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Cường độ dòng điện có ảnh hưởng lớn nhất đến tính mạng con người, sau đó mới đến điện áp. Mức điện áp từ 40V có thể khiến người bị điện giật tử vong do hệ thần kinh và nhịp tim bị ảnh hưởng. Mọi người cần đặc biệt lưu ý bởi tai nạn về điện gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến con người !

5. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Người lao động không sử dụng các phương tiện bảo hộ khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện.

Tiếp xúc trực tiếp với các vật, dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện.

Dùng các thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại (vỏ là kim loại dẫn điện không được nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật.

Trong quá trình sửa chữa điện, không cắt nguồn điện hoặc có cắt nguồn điện nhưng không thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, không thực hiện đặt tiếp đất di động để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc; cấp cứu người bị điện giật không đúng cách…

Vi phạm khoảng cách an toàn khi làm việc gần đường dây và các thiết bị điện cao áp hoặc đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt (làm việc, thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo; xây nhà, công trình hoặc trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp…).
Bị hồ quang điện phóng khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện…

a. Cách phòng tránh tai nạn do điện gây ra:

Đối với người lao động trong ngành điện khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định liên quan đến an toàn điện.

b. Đối với hộ gia đình:

Khi sử dụng các thiết bị điện nên dùng các thiết bị chất lượng, dây dẫn điện phải lựa chọn tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh sự cố đứt, chập, cháy dẫn đến tai nạn; lựa chọn các thiết bị điện phải có nhãn hiệu của nhà sản xuất, không nên mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng; cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm phải lắp đặt ở nơi khô ráo và ở vị trí cao hơn sàn nhà 1,4 mét, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.

Lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn do điện; khuyên cáo lên lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp.

Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc hoặc thiết bị điện trong nhà phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nên nối đất an toàn cho vỏ thiết bị như máy bơm nước, bình đun nước nóng bằng điện, lò vi sóng, máy giặt, tụ lạnh… và thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện nếu bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây tai nạn điện.

Khi sửa chữa nên ngắt nguồn điện (cắt cầu dao) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước, hoặc bị mưa làm ướt sàn, ướt ổ cắm điện và thiết bị điện gia dụng; lưu ý khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan… phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện... cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời như các bảng hiệu, bảng quảng cáo khi trời mưa to, gió lớn.

  • Khi mạng điện trong nhà có nguy cơ bị ngập nước phải cắt ngay nguồn điện của gia đình; lưu ý không chạm đến bất kỳ thiết bị điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.
  • Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.
  •  Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện cao áp trong phạm vi 02 m như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người.
  • Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp trong phạm vi 03 m; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn.
  • Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.
  • Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.
  • Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.
  • Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công trình điện.
  • Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất
  • Khuyên cáo người dân nên tham gia các buổi, các khóa đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn điện… hoặc danh thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến an toàn điện trên các trang mạng xã hội Goolge, facebook…

Trên đây là những nội dung về Nguyên nhân gây ra tai nạn điện do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo