Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế - Cần lưu ý gì?

Không ít chủ doanh nghiệp hiện nay do không nắm rõ quy định của pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Vậy doanh nghiệp phải làm gì khi bị đóng mã số thuế ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế nhé.

không có mã số thuế cá nhân

1. Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

2. Trường hợp nào doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thuộc những trường hợp như sau:- Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).

2.1.Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh và không xác định được ví trí ở đâu thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận vè tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế. Cơ quan thuế cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, thông báo công khai tình trạng của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đồng thời chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Luật quản lý thuế.

2.2 Tổ chức lại doanh nghiệp
Nếu trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả hoặc chủ doanh nghiệp muốn thực hiện các thủ tục chuyển nhượng công ty cho công ty khác dưới dạng sáp nhập, hoặc là công ty tiến hành chia tách thành các công ty nhỏ. Như vậy trong trường hợp này mã số thuế doanh nghiệp sẽ thay đổi theo tình hình thực tế. Bằng hình thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp này sẽ xảy ra việc mã số thếu cũ sẽ bị đóng do sáp nhập vào doanh nghiệp khác.

2.3 Giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư số 105/2020/T-BTC.
Các trường hợp đóng mã số thuế trên thực tế thường là do công ty đăng ký hoạt động một nơi nhưng lại hoạt động ở nơi khác; các chủ doanh nghiệp thành lập công ty rồi chưa nắm rõ các quy định về thuế và kế toán dẫn tới không nộp thuế hoặc không kê khai đúng hạn khi đã có thông báo của chi cục thuế hoặc không nhận được thông báo của chi cục thuế dẫn tới làm sai quy định về thuế…Như vậy, trường hợp này công ty bạn thuộc trường hợp bị đóng mã số thuế.

3. Các việc không thể thực hiện khi bị khóa mã số thuế
Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;
Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:
Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có);
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…
4. Làm gì khi bị khóa mã số thuế?
Khi phát hiện công ty bị khóa mã số thuế, hãy liên hệ ngay với cán bộ quản lý thuế của doanh nghiệp, để tra cứu tình trạng thuế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Cách khôi phục lại mã số thuế được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu lý do vì sao cơ quan của bạn bị đóng mã số thuế.Theo như phân tích nêu trên có 4 nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải chấm dứt hiệu lực của mã số thuế tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được khôi phục lại mã số thuế khi:+ Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động ở tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kind doanh chưa ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó người nộp thuế có quyền ra văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục lại mã số thuế đã bị đóng và cam kết thanh toán các nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước, và nghiêm túc chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

+ Trường hợp nếu cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc các trường hợp phải đóng mã số thuế mà sự kiện chấm dứt hiệu lực của mã số thuế là do lỗi từ phía cơ quan thuế.

- Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn xin mở lại mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC và nộp văn bản này tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải quyết.

- Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến tình trạng bị đóng mã số thuế.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ là bao nhiêu, số tiền phạt phải nộp là bao nhiêu, số tiền chậm nộp (nếu có phát sinh) và thực hiện việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hóa đơn theo quy định cuat pháp luật.

+ Cơ quan thuế tiến hành việc xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở chính của công ty (doanh nghiệp) và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp (khi tiến hành xác minh tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải ký xác nhận vào biên bản). Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế căn cứ theo các quy định của pháp luật.

+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng với phần vi phạm của mình, doanh nghiệp nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế lập thông báo khôi phục mã số thuế gửi cho doanh nghiệp đồng thời cơ quan thuế thực hiện việc cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế - Cần lưu ý gì? Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (924 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo