Bạo lực học đường được toàn xã hội và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hiểu rõ về nguyên nhân của bạo lực học đường giúp nạn nhân phòng tránh và có những biện pháp để không bị vướng vào bạo lực học đường. Vậy Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa là gì? Hãy cùng ACC tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa
1. Bạo lực học đường là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì: “Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.”
Như vậy, có thể coi bạo lực học đường là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
Bạo lực học đường bao gồm:
- Bạo lực về thể chất (đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, trấn lột, đổ đồ ăn lên người,...)
- Bạo lực bằng lời nói (xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình).
- Bạo lực xã hội (phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội).
- Bạo lực điện tử (uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội).
2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường hoặc người bạo lực học đường. Vì thế cần phải nhận thức rõ về nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, cụ thể:
- Tâm lý của tuổi dậy thì
Yếu tố tâm lý trong độ tuổi dậy thì là một vấn đề cần chú ý khi nói tới nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người. Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường.
- Trẻ từng trải nghiệm bị lạm dụng, bỏ bê và chấn thương tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hành vi hung hăng, bạo lực ở trẻ.
- Trẻ từng tiếp xúc hoặc chứng kiến bạo lực gia tăng nguy cơ hành động bạo lực. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc liên tục với bạo lực trong gia đình và cộng đồng sẽ bình thường hóa trải nghiệm bạo lực.
- Trẻ từng có hành vi hung hăng làm tăng nguy cơ hành động bạo lực của thanh thiếu niên.
- Thanh thiếu niên có chỉ số IQ thấp; kém nhận thức hoặc rối loạn học tập có nhiều khả năng có hành vi bạo lực. Thiếu chú ý và bị tăng động cũng là những yếu tố nguy cơ.
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần và đau khổ về cảm xúc có thể đóng một vai trò trong hành vi bạo lực. Nhưng cần lưu ý là hầu hết thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần không trở nên bạo lực.
- Niềm tin chống đối xã hội và tham gia vào hoạt động bất hợp pháp; chẳng hạn như sử dụng ma túy và rượu bia; cũng làm tăng khả năng thanh thiếu niên trở nên hung hăng về thể chất.
- Tác động của gia đình
Tác động từ gia đình cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Có thể nói, trẻ bị ảnh hưởng từ các yếu tố gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em.
Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:
- Hình thức giáo dục bằng lời nói nặng lời, tác động vật lý lên trẻ của phụ huynh
- Thiếu sự giám sát đối với trẻ
- Thiếu tình cảm gia đình do cha mẹ ít quan tâm tới trẻ dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực của bản thân trẻ.
- Môi trường gia đình căng thẳng, chẳng hạn như thiếu thành viên trong gia đình, xung đột trong nhà không được giải quyết; hoặc cha mẹ có những hành vi ứng xử chưa phù hợp,… góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy mình không có giá trị và có thể dẫn đến hành vi bạo lực.
- Nhiều bậc cha mẹ bị căng thẳng trong công việc rồi thả lỏng bằng cách bạo hành chính con mình.
- Ảnh hưởng của môi trường học tập và cộng đồng
Nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đạo tạo các kỹ năng, hình thành tính cach, thái độ của học sinh, sinh viên. Chính vì thế môi trường học tập không lành mạnh có thể dẫn đến bạo lực học đường thường xuyên:
- Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng.
- Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực.
- Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường.
Ảnh hưởng từ cộng đồng nơi học sinh, sinh viên sinh sống:
- Các cộng đồng có nhà ở không đạt tiêu chuẩn và sự suy giảm kinh tế có thể góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy như xã hội không quan tâm đến mình. Đôi khi, các em thể hiện sự tức giận của mình thông qua bạo lực.
- Ít sự gắn kết với cộng đồng cũng góp phần làm cho thanh thiếu niên thiếu cảm giác thân thuộc; và có thể dẫn đến gia tăng tội phạm và bạo lực. Khi thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực trong khu phố của họ hoặc họ trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực; họ có nhiều khả năng trở thành người phạm tội.
- Các yếu tố trong xã hội
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường
Trẻ chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…
3. Cách ngăn ngừa bạo lực học đường
- Đối với bản thân học sinh, sinh viên
- Học sinh, sinh viên cần tích cực rèn luyện văn hóa sống, nề nếp lễ phép với bề trên.
- Nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường lớp
- Tránh xa những nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh
- Nhận thức đúng đắn về hậu quả của bạo lực học đường
- Cần học cách kiềm chế cảm xúc để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn như hoạt động tình nguyện.
Cách ngăn ngừa bạo lực học đường
- Đối với gia đình
- Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến trẻ con nữa, và dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ về những hậu quả của tệ nạn xã hội.
- Bố mẹ nên hạn chế có những hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ
- Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
- Đối với nhà trường
- Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục
- Nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.
- Nhà trường cần có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
- Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh
Trên đây là tất cả thông tin về Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận