"Nguyên" được sử dụng như thế nào? Nguyên chủ tịch là gì?

Chủ tịch có thể hiểu là người đứng đầu một tổ chức, là chủ sở hữu của một tổ chức nhất định. Cụm từ “chủ tịch” chắc hẳn không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Vậy còn nguyên chủ tịch là gì? Từ “nguyên” được sử dụng như thế nào? Là câu hỏi mà rất nhiều quý bạn đọc thắc mắc. Do đó, bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung này.1-2023-11-04t153618129

"Nguyên" được sử dụng như thế nào? Nguyên chủ tịch là gì?

I. “Nguyên” là gì và được sử dụng như thế nào?

Từ “nguyên” – theo từ điển Tiếng Việt – có thể hiểu là từ ngữ dùng để chỉ những người trước đây từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã chuyển công tác và giữ chức vụ khác, tức là họ vẫn còn làm việc và công tác. Khác với từ “cựu” - dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Chủ trương và biện pháp của Đảng trong việc lãnh đạo giai đoạn 1945- 1946 hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Chủ trương và biện pháp của Đảng trong việc lãnh đạo giai đoạn 1945- 1946

II. Nguyên chủ tịch là gì?

Trước hết, chủ tịch là người đứng đầu một tổ chức như ủy ban, công ty, hay nghị viện. Người giữ chức chủ tịch thường được các thành viên của nhóm đó bầu, và có nhiệm vụ chỉ đạo nhóm đó trong các cuộc họp một cách kỷ luật. Có thể nói chủ tịch có một vị trí cao và quan trọng đối với tổ chức, đồng thời nhận được sự tín nhiệm từ các thành viên khác.

Như vậy, nguyên chủ tịch có thể hiểu là người đã từng đứng đầu một tổ chức với chức danh chủ tịch, nhưng sau đó họ không còn nắm giữ và hoạt động dưới chức danh chủ tịch đó nữa.

Tuy nhiên, trên thực tiễn hiện nay có rất nhiều cách gọi khác nhau, thậm chí có phần mâu thuẫn giữa các tên gọi này. Lấy ví dụ như, ở Việt Nam, chúng ta thường gọi là nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng, nguyên tổng giám đốc... Tuy nhiên, ở nước ngoài thì hầu hết các trang quốc tế của các báo đều dùng "cựu". Ví dụ: cựu tổng thống Mỹ Obama, cựu tổng thống Ukraine Saakashvili... Nhìn chung, hiện không có quy chuẩn hay quy định cụ thể về các tên gọi này cho nên có phần gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng dù cho dùng từ “nguyên chủ tịch” hay “cựu chủ tịch” nhìn chung cũng để đề cập đến một người đã từng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch trong quá khứ và hiện nay đã không còn đảm nhiệm.

III. Câu hỏi thường gặp

1-2023-11-04t153717035

"Nguyên" được sử dụng như thế nào? Nguyên chủ tịch là gì?

1. Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty ai có quyền hạn lớn hơn?

Nếu chủ tịch công ty có kiêm luôn chức danh Giám đốc hay Tổng giám đốc thì mọi quyền hạn nằm trong tay Chủ tịch của công ty đó. Tuy nhiên, nếu chủ tịch công ty và Giám đốc công ty là 2 người khác nhau thì quyền hạn của chủ tịch công ty vẫn cao hơn so với quyền hạn của Giám đốc công ty.

2. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao nhiêu năm?

Theo Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Hiện nay, nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, vì vậy nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cũng là 5 năm.

3. Chủ tịch nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?

Theo Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Chủ tịch nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là lệnh và quyết định để quy định:

- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.

- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

4. Tên gọi của nguyên thủ quốc gia được quy định như thế nào?

Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho đất nước về đối nội và đối ngoại. Ở các nước khác nhau tùy theo từng hình thức chính thể nhất định, nguyên thủ quốc gia có các tên gọi khác nhau chẳng hạn như là Chủ tịch nước, Tổng thống, Quốc vương, Vua, Nữ hoàng... Ở Việt Nam, nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước.

5. Chủ tịch công ty và Chủ tịch nước có điểm gì giống nhau?

Hai chức danh này có thể coi là giống nhau về mặt bản chất. Trong khi Chủ tịch nước là người đứng đầu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các chức năng về đối nội và đối ngoài thì Chủ tịch công ty cũng là người đứng đầu của một công ty, thực hiện một số công việc nhất định của công ty.

Trên đây là các thông tin liên quan đến "Nguyên" được sử dụng như thế nào? Nguyên chủ tịch là gì? Và các thông tin có liên quan đến chức danh chủ tịch. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có nhu cầu tư vấn kỹ hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để chúng tôi có thể cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn một cách toàn diện hơn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo