Nguồn vốn thường xuyên là gì? - Luật ACC

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh cho một doanh nghiệp, vì để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp phải có vốn hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của mình. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Vậy nguồn vốn thường xuyên là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Nguồn vốn thường xuyên là gì?

Nguồn Vốn Thường Xuyên Là Gì?

Nguồn vốn thường xuyên là gì?

1. Nguồn vốn thường xuyên là gì? 

Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. đây là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết hai điều:
- Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tài trợ tài sản cố định bằng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn

2. Đặc trưng của nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Cách xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn (1)

Hoặc:

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn (2)

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định vốn lưu động thường xuyên (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng) của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tuỳ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau:

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp – Giá trị tài sản dài hạn

4. So sánh nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Định nghĩa

Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc trưng

- Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Việc phân loại này giúp cho người quản lí xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.

- Nguồn vốn tạm thời bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.

- Nguồn vốn thường xuyên thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các nguồn vốn khác nhau để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình. Để lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp, doanh nghiệp cần phân loại nguồn vốn.

Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn

Theo tiêu thức này, nguồn vốn được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.

– Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

– Nợ phải trả thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…

Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn giúp doanh nghiệp xác định được cấu trúc vốn tối ưu phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo tiêu thức này, nguồn vốn được chia ra thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

– Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời thường gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.

– Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm được xác định:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể tài trợ một phần hay toàn bộ).

Tại một thời điểm, nguồn vốn lưu động thường xuyên được xác định:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, vì doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ.

Cách phân loại nguồn vốn theo thời gian huy động giúp doanh nghiệp huy động những nguồn vốn có thời gian phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho kinh doanh, tổ chức nguồn vốn đảm bảo phù hợp với cơ cấu tài sản để có thể lựa chọn mô hình nguồn tài trợ thích hợp cho doanh nghiệp.

Dựa vào phạm vi huy động vốn

Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

– Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong gồm: Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, các quỹ trích lập từ lợi nhuận.

– Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Một số nguồn vốn bên ngoài chủ yếu mà doanh nghiệp có thể huy động gồm: Vay người thân, vay NHTM và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại của nhà cung cấp, thuê tài sản.

Cách phân loại theo phạm vi huy động vốn giúp doanh nghiệp thấy được khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp, từ đó có thể chủ động trong việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp.

6. Một số câu hỏi thường gặp 

Công thức nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp được xác định thế nào?

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Hoặc:

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn

Các nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm?

Nguồn vốn huy động từ nội bộ

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Nguồn vốn cổ phần

Nguồn vốn vay

Nguồn vốn của Công ty nhà nước từ đâu?

Nguồn vốn kinh doanh bao gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty; Vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh).

Bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.

Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Nguồn vốn thường xuyên là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo