Nguồn lực tài chính của nhà thầu (Cập nhật 2024)

Chắc hẳn những người làm kinh doanh không còn xa lạ gì với những thuật ngữ như “nguồn lực tài chính của nhà thầu”, “gói thầu”, “đấu thầu”… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ những yêu cầu về nguồn lực tài chính của nhà thầu cho gói thầu cũng như các hình thức đấu thầu phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong bài viết hôm nay, ACC sẽ chia sẻ cho quý khách hàng những thông tin quan trọng của những yêu cầu về nguồn lực tài chính của nhà thầu cho gói thầu để quý vị tham khảo.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu
Nguồn lực tài chính của nhà thầu

1. Nguồn lực tài chính của nhà thầu là gì?

Nguồn lực tài chính hay năng lực tài chính của nhà thầu được hiểu là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính của nhà thầu. Khi đảm bảo được năng lực tài chính tức là nhà thầu có khả năng để huy động vốn tiến hành các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị nhà thầu.

2. Căn cứ pháp lý nguồn lực tài chính của nhà thầu

- Nghị định ѕố 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư ѕố 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.

3. Tại sao phải chứng minh nguồn lực tài chính của nhà thầu khi đấu thầu?

Các công ty hoặc doanh nghiệp nếu muốn tham gia đấu thầu thì điều quan trọng bắt buộc phải có chính là chứng minh nguồn lực tài chính. Thủ tục này có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm chứng minh, đảm bảo rằng các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính về đầy đủ các khía cạnh như nhân sự, máy móc, tiền bạc, kỹ thuật… Đồng thời, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực để đảm nhận dự án cũng như đúng tiến độ thi công công trình như đã cam kết.

Để chứng minh được nguồn lực tài chính, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo tài khoản có hàng chục tỷ tại ngân hàng hoặc có tài sản thế chấp để tiến hành vay nóng, huy động nguồn vốn.

4. Yêu cầu về nguồn lực tài chính của nhà thầu cho gói thầu?

Trong quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ mời thầu, những tổ chức, công ty tham gia dự thầu phải tuân thủ theo những quy định mà bên mời thầu đưa ra. Những yêu cầu này cần đảm bảo công bằng, công khai và đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên mời thầu cũng không được đưa ra những yêu cầu kìm hãm sự tham gia của các bên dự thầu, đồng thời phải tạo điều kiện công bằng, không ưu ái cho một bộ phận nhà thầu nào đó.

Bên cạnh đó, bên mời thầu không được tự ý chỉnh sửa những quy định mang tính cố định đã đề ra, còn với một số quy định mang tính linh hoạt có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tế. Với những gói thầu có khoảng thời gian thực hiện dưới 12 tháng thì nguồn lực tài chính cần đảm bảo sẽ được tính bằng đơn giá của gói thầu nhân với 30%. Đối với những gói thầu có thời hạn trên 12 tháng, khoảng thời gian kéo dài trên 12 tháng sẽ được xác định bằng giá trị của gói thầu trong thời gian thực tế nhân lên 3 lần.

Trong một vài lĩnh vực hoặc sản phẩm đặc biệt, quá trình thẩm định năng lực của nhà thầu và yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu cũng thay đổi linh hoạt dựa theo nhiều yếu tố. Khi đó, tỷ lệ giá trị công việc sẽ dao động trong khoảng từ 50 – 70% công việc của toàn bộ gói thầu.

5. Xác định nguồn lực tài chính của nhà thầu như thế nào?

5.1. Đối với gói thầu trên 12 tháng

Theo hướng dẫn tại Khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đối với gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng từ 12 tháng trở lên, yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được xác định theo công thức sau:

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu = t x (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng (tính theo tháng)).

5.2. Đối với gói thầu dưới 12 tháng

Đối với gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dưới 12 tháng, yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được xác định theo công thức sau:

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu = 30% x Giá gói thầu

6. Một số câu hỏi thường gặp

Nguồn lực tài chính là gì?

Nguồn lực tài chính của nhà thầu được hiểu là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính của nhà thầu. Khi đảm bảo được năng lực tài chính tức là nhà thầu có khả năng để huy động vốn tiến hành các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị nhà thầu.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ  tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là những quy định về Nguồn lực tài chính của nhà thầu (Cập nhật 2022) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Khi tham gia dự thầu thì nhà thầu cần đáp ứng được năng lực tài chính, hay nói chính xác là khả năng kinh tế để có thể thi công gói thầu. Nếu còn gì thắc mắc hay cần tư vấn về nguồn lực tài chính của nhà thầu, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ, chúng tôi rất sẵn sàng để được đồng hành cùng quý vị.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo