Nguồn của Luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế là một ngành luật đặc biệt và có vai trò quan trọng. Việc hiểu và nắm rõ luật thương mại quốc tế sẽ giúp cho mỗi cá nhân có cái nhìn pháp lý về lĩnh vực này. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Nguồn của Luật thương mại quốc tế. Mời các bạn tham khảo.

Nguồn Của Luật Thương Mại Quốc Tế
Nguồn Của Luật Thương Mại Quốc Tế

1. Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các nước nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động buôn bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng. Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư vì mục đích sinh lợi…

Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch...

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, nếu tiếp cận theo khái niệm này, thương mại quốc tế cũng sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng. Theo nghĩa đó, thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tó nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) sẽ bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Có thể hiểu Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

- Thứ nhất, hoạt động thương mại cụ thể, tức là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Ngoài ra hoạt động TNQT còn biểu hiện trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

- Thứ hai, các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, các vấn đề về bán phá giá, tài trợ xuất khẩu… Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực công.

2. Luật thương mại quốc tế là gì?

Luật Thương mại quốc tế là tập hợp các luật và thỏa thuận chi phối thương mại giữa các quốc gia. Luật này tạo ra các quy tắc mà tất cả các quốc gia, công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp đều phải tuân theo nếu muốn trao đổi, buôn bán xuyên biên giới.

Cũng có thể hiểu Luật thương mại quốc tế là những quy tắc điều chỉnh hai lĩnh vực.

- Thứ nhất: các quan hệ thương mại trong lĩnh vực công tức là các chính sách thương mại của các quốc gia; các khu vự kinh tế...

- Thứ hai: các quan hệ giữa các thương nhân được phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế các quan hệ thuộc lĩnh vực tư (chủ yếu là các hợp đồng).

3. Nguồn của luật thương mại quốc tế

Nguồn của pháp luật thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế.

Nguồn của Luật Thương mại quốc tế gồm:

3.1. Pháp luật quốc gia

Pháp luật quốc gia có vị trí rất quan trọng trong thực tiễn thương mại quốc tế. Pháp luật quốc gia – nguồn luật đang đề cập, phân biệt với luật quốc tế, được hiểu là bao gồm cả pháp luật của quốc gia nước ngoài. Trên thực tế, việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là ‘cơn ác mộng’ đối với các thương nhân và luật sư quốc tế.

Nguồn luật này rất đa dạng, có thể tập trung vào một số loại dưới đây:

- Văn bản pháp luật: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, cần kể đến các văn bản pháp luật quan trọng là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thương mại 2005; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Trọng tài thương mại 2010; Luật Quản lý ngoại thương 2017;… và các văn bản dưới luật.

- Án lệ của toà án trong nước: Một nguồn khác của pháp luật quốc gia về thương mại quốc tế là án lệ. Có rất nhiều án lệ có ý nghĩa đối với các chuyên gia pháp luật, ví dụ, án lệ năm 1878 của toà án Bỉ về quyền miễn trừ tư pháp ‘hạn chế’ hay án lệ United City Merchants (Investments) Ltd v. Royal Bank of Canada, trong đó toà án của Anh Quốc làm rõ ngoại lệ về hành vi gian dối (fraud exception) của nguyên tắc về tính độc lập của thư tín dụng (principles of the autonomy of the credit) trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, trong khi UCP 600 không quy định về ngoại lệ này 

- Các nguồn luật khác của pháp luật quốc gia: Pháp luật quốc gia còn bao gồm các tập quán thương mại của quốc gia và các nguyên tắc chung trong xét xử của toà án quốc gia. Đây là những nguyên tắc được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới công nhận. Chúng thường có nguồn gốc từ pháp luật La Mã và được thể hiện bằng ngôn ngữ La-tinh

Các giới hạn của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh giao dịch thương mại quốc tế: Về cơ bản, pháp luật của quốc gia chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với hành vi của chủ thể mang quốc tịch quốc gia đó, hoặc hành vi được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Giới hạn điều chỉnh của pháp luật quốc gia đối với các giao dịch thương mại quốc tế đôi khi ‘va chạm’ với vấn đề quyền tài phán ngoài lãnh thổ. Quyền tài phán ngoài lãnh thổ của quốc gia là quyền điều chỉnh bằng pháp luật của quốc gia đó đối với:

– Hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể mang quốc tịch nước mình, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra bên ngoài lãnh thổ.

– Hành vi của người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài làm phương hại đến an ninh quốc gia hoặc các lợi ích khác của quốc gia.

– Hành vi vi phạm pháp luật ở nước ngoài mà nạn nhân của hành vi đó mang quốc tịch nước mình.

– Các tội phạm quốc tế như cướp biển, không tặc, buôn bán nô lệ, tội diệt chủng v.v..

Việc thực hiện quyền tài phán ngoài lãnh thổ thường kéo theo các sự cố trong quan hệ ngoại giao.

3.2. Pháp luật quốc tế

- Tập quán thương mại quốc tế:

Tập quán thương mại quốc tế là nguồn quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế. Các thương nhân, những người cùng theo đuổi các mục tiêu kinh tế, luôn luôn nói ngôn ngữ chung, đó là các tập quán thương mại quốc tế.

Tập quán thương mại quốc tế có thể hiểu là tập hợp những quy tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các hành vi, cách ứng xử của thương nhân, và được các thương nhân coi là ‘luật’ của mình. Ví dụ, các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá quốc tế (viết tắt là ‘INCOTERMS’),...

- Điều ước:

Các điều ước là nguồn chủ yếu của pháp luật thương mại quốc tế. Có nhiều cách khác nhau để phân loại các điều ước. Các điều ước về thương mại quốc tế có thể là điều ước song phương hoặc đa phương, ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Ở cấp độ toàn cầu, các ví dụ điển hình về điều ước thương mại quốc tế cần nói đến là: Các hiệp định của WTO; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1980 (‘CISG’); Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài 1958 (gọi tắt là ‘Công ước New York’); Quy tắc La Haye – Visby và Quy tắc Hambourg…

Ở cấp độ khu vực, các nước thường kí kết các hiệp định thương mại tự do (viết tắt là ‘FTAs’), ví dụ, NAFTA, AFTA ,EVFTA, TPP; các hiệp định thương mại song phương (viết tắt là ‘BTAs’) v.v.. Các nước châu Âu đã kí kết Công ước về quyền tài phán và thi hành các bản án dân sự và thương mại EEC 1968 (Công ước Brussels)

- Án lệ quốc tế:

- Các nguồn luật khác:

Theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế (ICJ), ‘các học thuyết của các học giả nổi tiếng’ là nguồn bổ trợ được sử dụng để tìm ra các quy phạm luật quốc tế.

‘Luật mềm’ là khái niệm thường được giới học giả nhắc tới. Đây là những quy tắc không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lí, tuy nhiên trong thực tiễn lại thường được các chủ thể tuân thủ chặt chẽ.

4. Đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế là một hệ thống điều chỉnh các đối tượng kinh tế trong 2 trường hợp:

  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia
  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau

Trong nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia kí kết hợp đồng với nước ngoài và ngày càng được Nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, luật thương mại quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với quan hệ thương mại giữa các quốc gia, giúp các quốc gia đẩy mạnh và phát triển nền kinh tế thị trường, tăng tính đoàn kết và hợp tác công bằng với các quốc gia.

5. Chủ thể của luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế là ngành luật đặc biệt có yếu tố nước ngoài do đó chủ thể của Luật thương mại quốc tế bao gồm các chủ thể sau:

- Cá nhân: Cá nhân, với tư cách chủ thể trong thương mại quốc tế là thương nhân hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điều kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với tư cách chủ thể.

- Pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hộ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh… Theo quy định của pháp luật nhiêu nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hộ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyển hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điểu 6 LTM 2005).

- Quốc gia: Trong thương mại quốc tế, quốc gia tham gia với tư cách chủ thể trong hai trường hợp. Một là, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại; hai là, tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân.

Trên đây là tất cả thông tin về Nguồn của luật thương mại quốc tế mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo