Nguồn của Luật Quốc tế là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Theo dõi bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp và cugn cấp thông tin liên quan đến vấn đề nguồn của luật quốc tế là gì nhé!

Nguồn Của Luật Quốc Tế Là GìNguồn của luật quốc tế là gì

1. Luật quốc tế là gì?

Là một ngành nhỏ trong khối ngành Luật, chuyên đào tạo những kiến thức về luật mà trọng tâm của nó đề cập đến việc tìm hiểu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh thế giới phẳng, toàn cầu hóa

Vai trò của luật quốc tế giúp điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống kết nối.

2. Nguồn của Luật quốc tế là gì?

Nguồn của luật quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc, quan hệ pháp luật quốc tế được các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Bao gồm: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế, nguyên tắc PL chung và nguồn bổ trợ (phán quyết của Tòa án, học thuyết của các luật gia, nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia).

2.1 Điều ước quốc tế:

Điều ước quốc tế là gì? Là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc nó được ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của nó.

– Đặc điểm:

+ Chủ thể của Điều ước quốc tế là chủ thể của Luật quốc tế

+ Có nội dung là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ĐƯ, nếu không có mà chỉ biểu lộ các khuyến nghị hay tuyên bố chính trị thì sẽ không phải Điều ước quốc tế

+ Hình thức tồn tại chủ yếu bằng văn bản: hiến chương, công ước, hiệp ước, nghị định, nghị định thư… gồm ba phần: mở đầu, nội dung chính và phần điều khoản cuối cùng (có thể có phần phụ lục).

+ Trình tự thủ tục ký kết Điều ước quốc tế được điều chỉnh bởi các nguyên tắc, quan hệ pháp luật quốc tế và quy phạm jus cogen (Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế)

– Điều kiện có hiệu lực

+ Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

+ Nội dung phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

+ Phù hợp quy định của các bên về thẩm quyền ký kết

2.2 Tập quán quốc tế:

Là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn đời sống quan hệ quốc tế, được các chủ thể thừa nhận là luật.

– Cấu thành:

+ Yếu tố vật chất: chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần

+ Yếu tố tinh thần: được các chủ thể Luật quốc tế thừa nhận là quy tắc xử sự chung, có giá trị pháp lý bắt buộc (phân biệt với thông lệ quốc tế…)

– Con đường hình thành:

+ Thực tiễn hoạt động của Tổ chức quốc tế liên Chính phủ.

+ Thực tiễn giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán quốc tế

+ Thực tiễn ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế

+ Thực tiễn thực hiện hành vi của các chủ thể Luật quốc tế…

2.3 Nguyên tắc pháp luật chung

Là những nguyên tắc được cơ quan tài phán quốc tế sử dụng để  bổ sung cho Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp; những nguyên tắc này phải được hầu hết quốc gia thừa nhận.

2.4 Nguồn bổ trợ

Phán quyết của tòa án quốc tế: có vai trò quan trọng trong việc giải thích, làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp Luật quốc tế và là cơ sở để hình thành nên quan hệ pháp luật luật quốc tế mới (phán quyết của tòa vụ ngư trường Anh – Nauy giúp hình thành quy phạm về việc xác định đường cơ sở thẳng). Việc đưa ra kết luận tư vấn của TA quốc tế cũng góp phần hình thành và phát triển các quan hệ pháp luật quốc tế.

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ: gồm nghị quyết mang tính bắt buộc và nghị quyết mang tính khuyến nghị; tính bổ trợ thể hiện ở việc nó được các quốc gia thành viên thừa nhận rộng rãi như Tập quán quốc tế; hoặc trên cơ sở các nghị quyết này mà các quốc gia thành viên ký kết những Điều ước quốc tế mới.

Học thuyết của các luật gia nổi tiếng: là quan điểm cá nhân về những vấn đề của Luật quốc tế, là bằng chứng về tập quán quốc tế mới được thiết lập; hoặc có thể được ghi nhận trong Điều ước quốc tế do các chủ thể Luật quốc tế thỏa thuận ký kết.

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia: sẽ làm phát sinh quyền và NV đối với quốc gia đã thực hiện hành vi. Là phương tiện bổ trợ để xác định tình hợp pháp của hành vi của chủ thể luật quốc tế thực hiện. Ngoài ra còn dùng để giải thích, làm sáng tỏ các quan hệ pháp luật quốc tế hoặc làm tiền đề để hình thành quan hệ pháp luật quốc tế mới.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho thắc mắc liên quan đến vấn đề nguồn của Luật Quốc tế là gì mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc tham khảo. Nếu có bất cứ vấn đề vướng mắc pháp lý liên quan cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ:

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo