Trong lí luận chung về nhà nước và pháp luật, khái niệm “Nguồn của luật hiến pháp” hay “Nguồn luật” dùng để chỉ những hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật của một ngành luật. Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ phân tích và làm rõ nguồn của luật hiến pháp hiện nay.
Nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
1. Khái niệm nguồn của Luật hiến pháp
Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khái niệm nguồn của ngành luật hay nguồn luật dùng để chỉ những hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật của một ngành luật.
Nói cách khác, nguồn của ngành luật là những “nơi” mà người ta có thể tìm thấy QPPL của một ngành luật nào đó. Tuy là một khái niệm lí luận song “Nguồn của ngành luật” có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi lẽ nếu hiểu biết một cách kĩ lưỡng về nguồn luật thì người hành nghề luật có khả năng tìm QPPL điều chỉnh một quan hệ xã hội một cách chính xác và nhanh nhất qua đó giúp đưa ra đáp án cho các khúc mắc pháp lí có liên quan một cách hiệu quả nhất.
Như vậy nói đến “Nguồn của Luật hiến pháp” là nói tới những hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp. Có thể thấy hai khái niệm “Hệ thống ngành ngành Luật hiến pháp” và “Nguồn của Luật hiến pháp” cùng chỉ một đối tượng, đó là tập hợp các QPPL của ngành ngành Luật hiến pháp. Tuy nhiên, nếu “Hệ thống ngành ngành Luật hiến pháp” cho chúng ta thấy sự tập hợp có hệ thống của tổng thể các QPPL của ngành ngành Luật hiến pháp theo các nguyên tắc và các chế định thì “Nguồn của ngành Luật hiến pháp” cho chúng ta biết các QPPL của ngành ngành Luật hiến pháp thường được chứa đựng, hay được tìm thấy ở đâu.
2. Nguồn của ngành ngành Luật hiến pháp Việt Nam
Ngành Luật Hiến pháp được hình thành không chỉ từ những đối tượng và các phương pháp điều chỉnh riêng mà nó còn được hình thành từ những tập hợp các văn bản riêng, những văn bản này gọi chung là nguồn của Luật Hiến pháp. Vậy nguồn của ngành Luật Hiến pháp được cấu thành bởi:
2.1. Hiến pháp
Đây là luật cơ bản của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Quốc hội ban hành và là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.2. Luật
Các luật điều chỉnh những quan hệ xã hội của ngành Luật hiến pháp: Luật là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành và có hiệu lực chỉ sau Hiến pháp. Hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều luật điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau. Những luật nào điều chỉnh các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hiến pháp thì sẽ là nguồn của ngành Luật hiến pháp. Nhũng luật này bao gồm: Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND năm 2014, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật báo chí năm 2016, Luật bình đẳng giới năm 2006 V.V..
Luật là loại nguồn phổ biến nhất của ngành Luật hiến pháp xét về mặt số lượng. Tất nhiên, các luật không điều chỉnh các lĩnh vực của ngành Luật hiến pháp thì không phải là nguồn của ngành Luật hiến pháp, ví dụ Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019,... Những đạo luật nêu trên đều có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, nghĩa là các quy định của các luật đều phải tuân thủ theo các quy định chung được quy định trong Hiến pháp, nhưng lại cao hơn những đạo luật bình thường khác. Vì vậy những bộ luật người ta gọi là luật mang tính chất Hiến pháp.
2.3. Các pháp lệnh
Một số pháp lệnh điều chỉnh những quan hệ xã hội của ngành Luật hiến pháp: Pháp lệnh là loại văn bản quy phạm pháp luật do UBTVQH, cơ quan thường trực của Quốc hội ban hành. Loại văn bản này có hiệu lực pháp lí sau luật của Quốc hội. Nếu pháp lệnh điều chỉnh các lĩnh vực của ngành ngành Luật hiến pháp thì nó sẽ trở thành nguồn của ngành Luật hiến pháp, ví dụ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Tuy nhiên, số lượng các pháp lệnh là nguồn của Luật hiến pháp rất ít do vai trò làm luật của Quốc hội ngày càng tăng lên.
2.4. Các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội
Một số nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh những quan hệ xã hội của ngành Luật hiến pháp: Cả Quốc hội và UBTVQH đều ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Tất nhiên, các nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực pháp lí ngang với luật và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực pháp lí ngang với pháp lệnh. Cũng giống như pháp lệnh, có tương đối hiếm các nghị quyết là nguồn của ngành Luật hiến pháp.
2.5. Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ hoặc HĐND tỉnh ban hành
Một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc HĐND cấp tỉnh ban hành: Đây là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí dưới pháp lệnh. Tuy nhiên, số lượng các văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp thuộc loại này cũng rất ít, ví dụ nghị định của Chính phủ quy định về quy chế làm việc của Chính phủ hay các nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế kì họp của hội đồng nhân dân.
3. Đặc điểm nguồn của ngành Luật Hiến pháp
Nhìn một cách khái quát, có thể thấy nguồn của Luật hiến pháp có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nguồn của Luật hiến pháp đều là các văn bản quy phạm pháp luật, tức là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, đối lập với văn bản áp dụng pháp luật, tức là văn bản quyết định về hậu quả pháp lí trong một trường họp cụ thể. Tuy nhiên, đây không phải đặc điểm riêng của nguồn của ngành ngành Luật hiến pháp. Nhiều ngành luật khác của Việt Nam như Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự... cũng có đặc điểm này.
Thứ hai, Hiến pháp là nguồn chủ yếu của ngành Luật hiến pháp và toàn bộ Hiến pháp là nguồn của ngành Luật hiến pháp. Đây là đặc điểm riêng của nguồn của Luật hiến pháp. Các ngành luật khác của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng lấy Hiến pháp làm nguồn vì có chứa đựng các quy phạm mang tính nguyên tắc của ngành luật đó, ví dụ ngành luật dân sự, luật hình sự... Tuy nhiên nguồn chủ yếu của các ngành luật đó thường là các luật tưong ứng. Các ngành luật khác cũng không lấy toàn bộ điều khoản của Hiến pháp làm nguồn mà chỉ những điều khoản có chứa các quy định liên quan.
Thứ ba, tuyệt đại đa số nguồn của Luật hiến pháp là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là Hiến pháp và các luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngoài Hiến pháp và luật còn có nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật khác như nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật này đều có hiệu lực pháp lí thấp hom Hiến pháp và luật. Trong phạm vi nguồn của ngành Luật hiến pháp, số lượng các văn bản thuộc loại này rất ít. Loại nguồn chủ yếu của ngành Luật hiến pháp là rất nhiều luật khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan. Trong quá trình học ngành Luật hiến pháp, người học sẽ nghiên cứu chủ yếu loại hình văn bản này. Đối với các ngành luật khác thường chỉ có một hoặc một số luật là nguồn chủ yếu, ví dụ ngành luật dân sự có Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ; ngành luật hình sự có Bộ luật hình sự; ngành luật hành chính có Luật xử lí vi phạm hành chính, Luật khiếu nại, Luật tố cáo...; ngành luật thương mại có Luật thương mại, Luật doanh nghiệp;...
4. Hệ thống ngành luật Hiến pháp
Ngành luật Hiến pháp bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức Nhà nước, được chứa đựng trong các văn bản khác nhau tạo nên nguồn của Luật Hiến pháp, chúng có thể được nghiên cứu theo một nguyên tắc thống nhất gọi là hệ thống ngành Luật Hiến pháp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tạo thành các chế định của ngành Luật Hiến pháp, các chế định này bao gồm:
- Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Chế định về bầu cử;
- Chế định về Quốc hội;
- Chế định về Nguyên thủ quốc gia;
- Chế định về Chính phủ;
- Chế định về Tòa án;
- Chế định về Viện kiểm sát;
- Chế định về Hội đồng nhân dân;
- Chế định về Uỷ ban nhân dân;
- Chế định về biểu tượng Nhà nước: Ngày quốc khánh, cờ, quốc huy, quốc ca.
Bộ phận cấu thành nhỏ nhất của hệ thống ngành Luật Hiến pháp là các quy phạm pháp luật. Là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật Việt Nam nên các quy phạm của Luật Hiến pháp có những đặc điểm giống nhau như các quy phạm pháp luật của các hệ thống ngành luật khác như: Do Nhà nước đặt ra, mang tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện, những quy phạm đó được thể hiện trong một hình thức pháp luật duy nhất đấy là các văn bản pháp luật. Tuy nhiên ngoài những đặc điểm chung với hệ thống các ngành luật thì các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
- Phần lớn các quy phạm Luật Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp và ngược lại phần lớn các quy định trong Hiến pháp là những quy phạm pháp luật của Luật Hiến pháp.
- Các quy phạm của Luật Hiến pháp không có đủ cơ cấu 3 thành phần (giả định, quy định và chế tài) giống như những quy phạm pháp luật trong các hệ thống pháp luật khác. Các quy phạm của Luật Hiến pháp phần lớn chỉ có các quy định.
Qua những nội dung trên, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn của luật hiến pháp cũng như đặc điểm nguồn của luật hiến pháp và những nội dung liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn sử dụng dịch vụ tại Luật ACC; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline của Công ty Luật ACC để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận