Hoạt động trung gian thương mại là gì ? Vai trò và đặc điểm của hoạt động trung gian thương mại trong nền kinh tế thị trường gì ? Các văn bản pháp luật của Việt nam quy định về hoạt động trung gian thương mại ? Sẽ được bài viết phân tích cụ thể
Người trung gian là gì?
1. Căn cứ pháp lý về người trung gian
Hiện nay, ở Việt Nam pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Các luật khác có quy định về các hoạt động thương mại đặc thù như: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Du lịch năm 2017, Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014 và 2016), Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 ...
- Các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại và các luật khác có liên quan đến hoạt động trung gian thương mại.
2. Khái niệm người trung gian là gì?
Người trung gian (middleman) là nhà buôn hay công ty đóng vai trò trung gian giữa hai bên, thường là người sản xuất và tiêu dùng, người mua và người bán. Các nhà bán buôn có thể coi là trung gian vì họ thường hoạt động với tư cách nhà phân phối đứng giữa người sản xuất và người bán lẻ để lấy hoa hồng hay lệ phí. Những ví dụ khác về người trung gian là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, người môi giới bảo hiểm.
3. Vai trò của người trung gian là gì?
– Vai trò ngoại giao: Trong ngoại giao và quan hệ quốc tế, một bên trung gian có thể chuyển tải các thông điệp giữa các bên nguyên tắc trong một cuộc tranh chấp, cho phép tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các bên nguyên tắc. [1] Nếu hai bên có khoảng cách địa lý, quá trình này có thể được gọi là ngoại giao con thoi.
– Vai trò pháp luật: Về mặt luật pháp, người trung gian có thể tạo điều kiện giao tiếp giữa nhân chứng dễ bị tổn thương, bị cáo và nhân viên tòa án để thu thập bằng chứng có giá trị và đảm bảo tất cả các bên có một phiên tòa công bằng.
– Vai trò thương mại: Người trung gian hoạt động như một đường dẫn hàng hóa hoặc dịch vụ do nhà cung cấp cung cấp cho người tiêu dùng. Thông thường, người trung gian cung cấp một số giá trị gia tăng cho giao dịch mà giao dịch trực tiếp có thể không thực hiện được.
4. Sự hình thành pháp luật về hoạt động trung gian thương mại
Trên thế giới, hoạt động thương mại qua trung gian đã xuất hiện từ lâu, do nhu cầu của việc mở rộng quy mô và cường độ buôn bán hàng hoá của thương nhân. Người ta cho rằng vào khoảng thế kỉ XIII, khi vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác bắt đầu được thực hiện bằng đường biển, các thương gia, những nhà đầu tư vốn khi cần phải vận chuyển hàng hoá của mình sang nước khác bằng tàu thủy thì họ đã ở lại đất nước của mình và giao hàng hoá, tiền bạc cho một người để người này theo tàu đi đến nước khác thực hiện việc giao hàng tại cảng đến và mua hàng đem về để kiếm lời. Người này được gọi là người nhận ủy thác, họ sẽ được nhận một khoản tiền là một phần lợi nhuận của bên ủy thác do việc thực hiện công việc của mình. Đó là khởi nguồn của việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại.
5. Chủ thể tham gia hoạt động trung gian thương mại
Chủ thể tham gia vào hoạt động trung gian thương mại phải là thương nhân. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, chủ thể tham gia vào hoạt động trung gian thương mại đều phải là thương nhân. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trong chương V của Luật Thương mại năm 2005 thì đặc điểm chung về chủ thể trong các hoạt động trung gian thương mại đó là, bên trung gian phải là thương nhân, có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Có nghĩa là bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý đều phải là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có đăng kí kinh doanh.
✅ Kiến thức: |
⭕ Người Trung Gian |
✅ Dịch vụ: |
⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: |
⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: |
⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: |
⭕ 1900.3330 |
Bình luận