Bộ luật tố tụng hình sự quy định về các cơ quan, người tham gia tố tụng thuộc hai nhóm là nhóm những người tiền hành tố tụng và nhóm thứ hai là nhóm người tham gia tố tụng. Việc xác định một người giữ vai trò là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết. Nếu xác định sai về tư cách của họ sẽ có thể gây nên những sai xót đáng tiếc. Bài viết sau đây của ACC sẽ giúp bạn đọc Phân biệt người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, mời bạn đọc theo dõi!
Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
1. Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
Trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, từ khi khởi tố vụ án cho đến khi Toà án tuyên án, có nhiều người tham gia quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người này vào hai nhóm: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Toà án.
Theo quy định tại Chương IV (từ Điều 28 đến Điều 61) Bộ luật tố tụng hình sự thì người tham gia tố tụng bao gồm: Người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám đinh; người phiên dịch. Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể còn có những người như: người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, của bị can, của bị cáo; người đại diện hợp pháp của người bị hại, của nguyên đơn dân sự, của bị đơn dân sự, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng là rất quan trọng, vì nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ trong vụ án hình sự. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp do xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng nên dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, phải xét xử nhiều lần, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử những vướng mắc trong việc xác định người tham gia tố tụng chỉ xảy ra trong một số trường hợp do quy định của Bộ luật tố tụng hình sự không rõ ràng và chưa có hướng dẫn chính thức của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương hoặc do nhận thức không thống nhất của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
2. Quy định của pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự
Ngoài những quy định chung về trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì mỗi chủ thể tiến hành tố tụng cũng sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi bởi những căn cứ áp dụng riêng theo quy định pháp luật.
2.1 Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Căn cứ quy định tại Điều 53 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử (HĐXX) và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
- Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
2.2 Đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Theo quy định tại Điều 52 BLTTDS 2015, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
2.3 Đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Theo quy định tại Điều 60 BLTTDS 2015, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Quy định của pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự
3.1 Trường hợp chung khi thay đổi người có thẩm quyền tố tụng hình sự
Theo Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3.2 Trường hợp cụ thể khi thay đổi người người tiến hành tố tụng hình sự
Trường hợp thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
Theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Theo Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Theo Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
+ Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau.
+ Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận