Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những người tham gia trong lĩnh vực tố tụng dân sự để hiểu một phần quá trình tranh tụng diễn ra bởi những ai.
I. Người tham gia tố tụng dân sự là gì?
Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tộ tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự.
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sàn. Tuy pháp luật tố tụng không quy định về người định giá tài sản nhưng theo chúng tôi, người định giá tài sản cần được coi là người tham gia tố tụng vì hoạt động của họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Trong mỗi vụ việc dân sự, số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tố tụng dân sự. Đối với một số người, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.
Người tham gia tố tụng dân sự là gì? Gồm những ai?
II. Quy định cụ thể về những người tham gia tố tụng
1. Đương sự trong hoạt động tố tụng
Đương sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự chính là mấu chốt để giải quyết vụ việc dân sự. Quyết định, bản án của Tòa án khi có hiệu lực sẽ làm phát sinh hoặc thay đổi đến quyền và nghĩa vụ của đương sự . Chính vì vậy mọi chủ thể khi tham gia vào quá trình giải quyết một vụ việc hoặc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc cần phải hiểu được vai trò của đương sự cũng như các quyền lợi thực tế của đương sự.
1.1. Đương sự gồm những ai?
Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.
Có 2 loại vụ việc dân sự là vụ án dân sự (giữa các bên đương sự có tranh chấp) và việc dân sự (Yêu cầu giải quyết vụ việc của các chủ thể mà không xảy ra tranh chấp). Hai loại vụ việc trên sẽ xác định tư cách đương sự khác nhau. Đặc điểm của các đương sự trong mỗi loại vụ việc sẽ xác định khác nhau.
- Đối với vụ án dân sự, đương sự bao gồm: Nguyên đơn; bị đơn; Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Đối với việc dân sự thì đương sự bao gồm: Người yêu cầu giải quyết việc dân sự và Người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
1.2. Đương sự trong vụ án dân sự
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
- Bị đơn trong vụ án dân sự
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 69 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
1.3. Đương sự trong việc dân dự
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 68 Bộ Luật tố tụng dân sự thì người yêu cầu giải quyết việc dân sự là chủ thể chưa được thực hiện các lợi ích pháp lý nhất định và họ đưa vụ việc để Tòa án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giải quyết việc dân sự
Giống như người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giải quyết vụ án dân sự, việc giải quyết lợi ích pháp luật cho chủ thể có yêu cầu giải quyết việc dân sự chỉ có thể thực hiện triệt để khi có sự tham gia tố tụng của họ. Họ có thể được đưa vào tham gia tố tụng theo yêu cầu của người yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc dựa trên quyết định của Tòa án.
2. Những người tham gia tố tụng khác
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
- Người giám định
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
- Người phiên dịch
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
- Người đại diện
Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về quy định Người tham gia tố tụng dân sự theo quy định hiện hành. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các bạn những thông tin cần thiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận