Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

     Trong năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Không những có mong muốn thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước ta mà nhiều người nước ngoài còn quan tâm đến loại hình hộ kinh doanh cá thể với nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ tại Việt Nam. Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu xem liệu rằng người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam hay không?
Hkd
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM?

1. Khái niệm hộ kinh doanh

     Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP định nghĩa hộ kinh doanh cá thể như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
     Thông qua khái niệm này có thể thấy hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do cá nhân hoặc nhóm cá nhân là thành viên của một hộ gia đình thành lập và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của hộ kinh doanh.
     Như vậy, phải chăng với tư cách là cá nhân, người nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh?

2. Quyền thành lập hộ kinh doanh

    Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị quy mô nhỏ, không là doanh nghiệp nhưng được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh.
     Theo Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ thể có quyền đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:
     - Là cá nhân hoặc nhóm thành viên hộ gia đình;
     - Là công dân Việt Nam;
     - Đủ 18 tuổi trở lên;
     - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
     Quy định trên cho thấy điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.

3. Cách thức thành lập hộ kinh doanh cho người nước ngoài

      Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn có quyền thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam thông qua 02 cách thức sau:
      Cách 1: tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Mục 2 Luật Quốc tịch 2008 và Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.
Thủ tục nhập tịch theo Mục 2 Chương II Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 7 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP, gồm:
  • Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 - Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
  • Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
  • Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
     Khi này, người nước ngoài sẽ trở thành công dân Việt Nam và có thể tự mình đăng ký thành lập hộ kinh doanh, đứng tên là chủ hộ kinh doanh.
     Cách 2: ngoài việc nhập quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh bằng cách ủy quyền cho cá nhân Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập hộ kinh doanh thông qua hợp đồng ủy quyền được quy định tại BLDS năm 2015. 
     Tuy nhiên, hạn chế của cách thức này đó là: dù người nước ngoài thành lập được hộ kinh doanh tại Việt Nam nhưng chỉ tham gia vào công việc điều hành, quản lý và phân chia lợi nhuận của hộ kinh doanh chứ không được trực tiếp đứng tên là chủ hộ kinh doanh.

4. Kết luận

     Người nước ngoài có thể trực tiếp thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam khi và chỉ khi chủ thể này nhập quốc tịch Việt Nam. Nếu không, họ không được đứng tên là chủ hộ kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhưng vẫn có thể tham gia quản lý và điều hành hoạt động của hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho công dân Việt Nam đứng ra thành lập hộ kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (249 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo