Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là một trong những hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế, cung cấp hàng hoá cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các nước thường đánh thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường nước mình. 

Ở Việt Nam, đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật gồm những đối tượng nào? Bài viết này sẽ làm rõ câu hỏi của Khách hàng về thuế nhập khẩu bổ sung.

đối Tượng Nộp Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Quy định Của Pháp Luật

1. Thuế xuất, nhập khẩu là gì

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đánh vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Mục đích chính của việc áp dụng thuế xuất, nhập khẩu là để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch.

Thuế xuất khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Đây là một loại thuế các nước dùng để đánh vào hàng hóa mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Thuế nhập khẩu là loại thuế các nước dùng để đánh vào hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

 

2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu 

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Các trường hợp sau không áp dụng thuế xuất nhập khẩu:

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

 

3. Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
  • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
  • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
  • Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
  • Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn nộp thuế xuất, nhập khẩu

Theo Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

5. Nộp thuế xuất nhập khẩu cho ai, ở đâu

Theo Điều 16 Thông tư số 184/2015/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của Bộ Tài chính, người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng.

Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng ủy nhiệm thu không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng theo quy định.

Tham khảo bài viết vì sao được miễn thuế xuất nhập khẩu

 

Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật gồm nhiều chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Người nộp thuế cần nắm rõ quy định về thuế xuất nhập khẩu để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách nhanh chóng, đúng pháp luật.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho vấn đề đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo