Người Mỹ gốc Việt là gì? (cập nhật 2024) - Công ty Luật ACC

Hiện nay, bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm Người Mỹ gốc Việt. Như vậy, Người Mỹ gốc Việt là gì? Để hiểu rõ thêm về khái niệm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết Người Mỹ gốc Việt là gì? - Công ty Luật ACC cùng với ACC:

250px South Vietnamese Flag Parade

Người Mỹ gốc Việt là gì? - Công ty Luật ACC

1. Người Mỹ gốc Việt là gì?

Người Mỹ gốc Việt là Người sinh ra ở Hoa Kỳ, mang quốc tịch của Hoa Kỳ, nhưng có bố đẻ hoặc mẹ đẻ, hoặc cả bố mẹ đẻ, hoặc ông bà, tổ tiên đều là người Việt Nam.

Người Mỹ gốc Việt được chính phủ Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng trong tìm hiểu, nghiên cứu cội nguồn dân tộc, dòng họ, quê hương và có những ưu tiên, ưu đãi nhất định khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

2. Quy định về người Mỹ gốc Việt

Người Mỹ gốc Việt được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, Hiến pháp khẳng định chính sách đối với nhóm đối tượng này tại Điều 18 Hiến pháp năm 2013. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Mỹ gốc Việt giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 7 Luật quốc tịch Việt Nam nêu rõ chính sách đối với người Mỹ gốc Việt: Nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Mỹ gốc Việt giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với tinh thần trên, người Mỹ gốc Việt được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và cho phép thực hiện một số hoạt động tại Việt Nam nhằm ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

3. Quyền của người Mỹ gốc Việt trong sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Ngoài các quyền con người nói chung, khi tham gia vào các quan hệ tại Việt Nam, người Mỹ gốc Việt chịu sự điều chỉnh của pháp luật có liên quan, như: Luật Du lịch (tham gia du lịch), Luật Hôn nhân và gia đình (quan hệ hôn nhân và gia đình),... Liên quan đến quyền sở hữu, pháp luật quy định việc sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, người Mỹ gốc Việt thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 7 Luật Nhà ở 2014). Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở của người Mỹ gốc Việt, theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, gồm: (1) người Mỹ gốc Việt phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. (2) Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật

Về quyền sử dụng đất, theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người Mỹ gốc Việt theo quy định của pháp luật về quốc tịch là đối tượng sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với người Mỹ gốc Việt để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai). Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Mỹ gốc Việt sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp (điểm e, đ khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013).

Về nhận quyền sử dụng đất: người Mỹ gốc Việt được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. Được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất. Được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất. Được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.

Người Mỹ gốc Việt thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

4. Câu hỏi thường gặp

1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam?

  • Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy địn (mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), bạn đọc có thể tham khảo và tải mẫu trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp) kèm 02 ảnh 4x6.
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống.
  • Giấy tờ khác có liên quan.
* Thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

2. Cơ quan nào giải quyết thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Sở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương nơi người Mỹ gốc Việt sinh sống trước khi xuất ngoại.

 

Xem thêm: Việt kiều có phải đăng ký tạm trú khi về nước hay không?

 

Việc tìm hiểu về Người Mỹ gốc Việt sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Người Mỹ gốc Việt là gì? (cập nhật 2022) - Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo