Hiện nay, xã hội đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với nhóm đối tượng người khuyết tật, nằm tạo ra môi trường bình đẳng với những người bình thường và tạo cơ hội cho người khuyết tật có một cuộc sống bình thường như mọi người khác, không phải chịu cảnh miệt thị, phân biệt đối xử như trước đây. Do đó, nhà nước cũng quy định các điều khoản về quyền và lợi ích cho người khuyết tật. Vậy người khuyết tật là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Người khuyết tật là gì? (cập nhật 2022).
Người khuyết tật là gì? (cập nhật 2022)
1. Người khuyết tật là gì?
Người khuyết tật (còn có cách gọi khác là người tàn tật) là những người thiếu, mất một phần cơ thể hay trí tuệ, họ rất khó khăn trong quá trình vận động, những người không có khả năng tự vận động trong các hoạt động hằng ngày khi vận động và các sinh hoạt cá nhân cần có sự giúp đỡ của người khác.
Họ là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần, những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hay trí tuệ người mắc bệnh. Những khiếm khuyết đó gây ra những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của họ. Sự suy yếu về thể trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động, giảm khả năng tư duy vè nhận thức.
Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 – Điều 2 – Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
2. Quy định về các dạng khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về khái niệm khuyết tật và các dạng khuyết tật như sau:
"3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
3.1. Khái niệm khuyết tật:
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
3.2. Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói:
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác,
Điều 2, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về dạng tật
“1, Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và cấu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3 Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nêu trên).”
Theo đó, khuyết tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói:
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác
3. Thế nào là người khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:
“3.3. Mức độ khuyết tật: Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật:
“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3.Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn cụ thể khái niệm người khuyết tật đặc biệt nặng như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Người khuyết tật là gì? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về người khuyết tật là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận