Người giám hộ là gì? (Cập nhật 2024)

Chúng ta chắc hẳn ai cũng từng nghe qua 2 thuật ngữ “giám hộ” và thuật ngữ “người giám hộ”. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành khảo sát đặt  câu hỏi giám hộ và người giám hộ là gì?, hầu hết các công dân, thậm chí là những người làm luật, người có công gắn với lĩnh vực pháp lý đều chỉ đưa ra được những khái niệm mang tính khái quát, cơ bản và chưa đầy đủ, chi tiết về định nghĩa của thuật ngữ này. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp, giải đáp đầy đủ thông tin cho quý công dân về khái niệm giám hộ và người giám hộ là gì và những vấn đề liên quan tới giám hộ.

nguoi-giam-ho-la-gi
Giám hộ là gì

1. Giám hộ là gì?

Theo quy định tại khoản 2 điều 48 Bộ luật dân sự 2015, giám hộ là gì được quy định chi tiết, cụ thể như sau:

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)

Khái niệm giám hộ là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

Giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được cử hoặc chỉ định thực hiện công việc chăm sóc, đại diện cho người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ như ký kết hợp đồng, giữ tiền tiết kiệm….

Hiện nay, nếu người giám hộ cho người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi thì khi đại diện cho họ thực hiện quyền và lợi ích nhất định, cần có sự đồng ý của người đó nếu họ đầy đủ năng lực thể hiện được ý chí của mình tại thời điểm đó.

Ngoài ra, dù là giám hộ đương nhiên hay giám hộ chỉ định thì đều cần phải thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu người giám hộ đương nhiên không đăng ký giám hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nhà nước quy định về người giám hộ.

2. Người giám hộ là gì?

Sau khi tìm hiểu giám hộ là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu người giám hộ nhé!

 Người giám hộ được quy định tại khoản 1 Điều 49 bộ luật dân sự như sau:

Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

Đúng vậy, như vậy, người giám hộ không chỉ là cá nhân mà công ty, tổ chức… (gọi chung là pháp nhân)  cũng có thể làm người giám hộ cho một cá nhân khác, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân đó.

Một cá nhân không chỉ bị giới hạn là người giám hộ cho một người mà còn có thể làm người giám hộ của nhiều người

Ngoài ra, trường hợp một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng trong một số thời gian họ cần được giám hộ, thì họ có thể được lựa chọn cá nhân hoặc pháp nhân giám hộ cho mình. Việc người này lựa chọn người giám hộ phải được ghi nhận bằng văn bản và văn bản phải được công chứng, chứng thực.

3. Điều kiện của người giám hộ

Ngoài ra, người giám hộ cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện và tiêu chuẩn nhà nước đặt ra cho người giám hộ bao gồm các điều kiện dưới đây:

- Cá nhân giám hộ:

1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

2. Đạo đức tốt và có đầy đủ các điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ thực hiện những công việc của người giám hộ;

3. Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về tội cố Ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác;

4. Không bị tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

- Pháp nhân giám hộ

1. Pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự về việc giám hộ;

2. Pháp nhân có đầy đủ những điều kiện theo yêu cầu của pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

4. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Có mấy loại giám hộ tại Việt Nam?

Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tại Việt Nam có hai loại giám hộ chính:

1. Giám hộ theo pháp luật:

  • Áp dụng cho:
    • Trẻ em chưa thành niên (dưới 18 tuổi) không cha mẹ hoặc cha mẹ đã mất, hoặc cha mẹ bị hạn chế hoặc mất khả năng hành vi dân sự.
    • Người từ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần hoặc khuyết tật nặng.
  • Người giám hộ được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên:
    • Trẻ em chưa thành niên:
      • Ông bà nội ngoại.
      • Anh chị em ruột hoặc anh chị em cùng cha mẹ một nửa.
      • Người thân thích khác.
      • Cơ quan, tổ chức được pháp luật giao nhiệm vụ.
    • Người mất năng lực hành vi dân sự:
      • Vợ hoặc chồng.
      • Cha mẹ.
      • Con đã thành niên.
      • Anh chị em ruột hoặc anh chị em cùng cha mẹ một nửa.
      • Ông bà nội ngoại.
      • Người thân thích khác.
      • Cơ quan, tổ chức được pháp luật giao nhiệm vụ.

2. Giám hộ theo thỏa thuận:

  • Áp dụng cho:
    • Trẻ em chưa thành niên: Cha mẹ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em chưa thành niên có thể thỏa thuận với người khác để người đó làm giám hộ cho con mình.
    • Người mất năng lực hành vi dân sự: Người có năng lực hành vi dân sự có thể thỏa thuận với người khác để người đó làm giám hộ cho mình khi mình mất năng lực hành vi dân sự.
  • Điều kiện:
    • Thỏa thuận giám hộ phải được lập thành văn bản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng nhận.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm giám hộ và người giám hộ là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và chi tiết nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo