Người đứng đầu chi nhánh và người đại diện theo pháp luật của chi nhánh

Các công ty thường có xu hướng mở các chi nhánh ở khắp nơi để thuận tiện cho việc phát triển doanh nghiệp. Vậy Người đứng đầu chi nhánh và người đại diện theo pháp luật của chi nhánh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Thay đổi người đứng đầu chi nhánh | Vạn Luật - Hãng luật uy tín tại Việt Nam

1. Quy định của pháp luật về chi nhánh

Căn cứ theo khoản 1 điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định

Tại Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và nó có các nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Theo đó, chi nhánh không phải là một doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân riêng mà chi nhánh chỉ là một bộ phận của doanh nghiệp, và tuân theo sự điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp đó.

 

 

Căn cứ như trên thì, người đại diện theo pháp luật của chi nhánh cũng chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã được quy định rõ trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định Và người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, mà chỉ đại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền thực hiện công việc

Đối với Người đứng đầu chi nhánh được giao các nhiệm vụ quản lý các công việc của chi nhánh đó mà không có quyền đại diện cho doanh nghiệp. Người Người đứng đầu chi nhánh phải chịu sự lãnh đạọ của người đứng đầu Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong các trường hợp nếu Người đứng đầu chi nhánh được người đứng đầu doanh nghiệp giao làm đại diện trong một số trường hợp thì Người đứng đầu chi nhánh mới được thực hiện quyền hạn đó. Nên lưu ý giữa chức vụ và quyền hạn trong Doanh nghiệp của Người đứng đầu chi nhánh

2. Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức và phải có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Căn cứ Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện  như sau:

–  Được thành lập hợp pháp và Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự và các thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. Trình tự thủ tục thành lập phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của tổ chức.

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ của tổ chức được biểu hiện thông qua ba mặt:

+ Thứ nhất, tổ chức tồn tại dưới một hình thái tổ chức nhất định phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Tính tổ chức tạo sự liên kết tương đối bền vững và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức đó.

+ Thứ hai, tổ chức có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu được hiểu là tổ chức có bộ máy làm việc tương đối hoàn bị, bao gồm đầy đủ các cơ quan tổ chức, các đơn vị chuyên môn, các bộ phận nghiệp vụ và giữa các bộ phận đó phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống của ban lãnh đạo.

+ Thứ ba, tổ chức có tính độc lập về mặt tổ chức so với các cá nhân, tổ chức khác. Sự độc lập đó thể hiện ở chỗ tổ chức có cơ cấu tổ chức độc lập, tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập với các tổ chức chủ thể khác, tổ chức có ý chí riêng và hành động độc lâp theo ý chí đó mà không phụ thuộc vào các chủ thể khác.

 

 

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình. Tổ chức có quyền dùng tài sản của mình để phục vụ cho các hoạt động của mình, đem tài sản đó để chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức và được khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thuờng thiệt hại khi tài sản đó bị xâm phạm.

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền và Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định

Như vậy theo các quy định đã phân tích trên thì chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.Nhưng chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và chi nhánh thì chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Như vậy có thể kết luận chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Theo đó, chi nhánh khi không có tư cách pháp nhân thì khi thực hiện các công việc của chi nhánh thì không phải thực hiện theo các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật và chỉ chịu trách nhiệm pháp lý trong khả năng chi nhánh của mình.

3. Thẩm quyển bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

 

Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020 và theo điều 21 nghị đinh Số: 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp quy định về đăng ký doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục để thành lập chi nhánh cho Doanh nghiệp tư nhân như sau:

Tại Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Khi đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Kèm theo thông báo phải có:

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

 

 

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh.

Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân (Giám đốc) đồng thời là người đứng đầu chi nhánh thì không cần Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh. Hồ sơ yêu cầu phải có Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh chỉ trong trường hợp người đứng đầu chi nhánh của Doanh nghiệp tư nhân khác với Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là các thông tin về Người đứng đầu chi nhánh và người đại diện theo pháp luật của chi nhánh mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo