Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định pháp luật

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Chương III; người tham gia tố tụng được quy định tại Chương IV, V của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

1. Khái niệm

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: bao gồm người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Người tham gia tố tụng: là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.

Mở rộng thêm các cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như các cơ quan của lực lượng cảnh sát biển, của lực lượng Kiểm ngư, các cơ quan của Công an, Quân đội và các lãnh đạo của các cơ quan này như đoàn đặc nhiệm, đội nghiệp vụ của cảnh sát biển, chi cục kiểm ngư ...

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thêm 03 diện người được coi là người tiến hành tố tụng gồm Cán bộ điều tra (thuộc Cơ quan điều tra); Kiểm tra viên (thuộc Viện kiểm sát) và Thẩm tra viên (thuộc Toà án). Nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra  và Kiểm tra viên là ghi biên bản do Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng; thực hiện việc thông báo, cấp, tống đạt, giao.. các văn bản tố tụng; lập hồ sơ vụ việc, vụ án và các hoạt động tố tụng khác. Thẩm tra viên lại có nhiệm vụ là thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; giúp Chánh án thực hiện nhiệm về công tác thi hành án và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án.

Tq

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

2. Thẩm quyền của ngươi tiến hành tố tụng

Thủ trưởng Cơ quan điều tra: Có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều ra của cơ quan điều tra. Quá trình chỉ đạo được thực hiện nhiều hoạt động tố tụng như khởi tố, bổ sung, thay đổi các quyết định khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, đình chỉ, tạm đình chỉ, đề nghị truy tố...;

Viện trưởng Viện kiểm sát: Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Quy định rõ hơn về các quyền nhập, tách vụ án hình sự; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ; áp dụng biện pháp cưỡng chế; bổ sung quyền tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm...;

Chánh án: Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử; có quyền ra các quyết định liên quan đến việc xét xử; quyết định, hủy bỏ việc áp dụng thủ tục rút gọn...

Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra , Phó viện trưởng, Phó chánh án: được thực hiện các quyền của cấp trưởng khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án, trừ việc hủy bỏ quyết định trái pháp luật của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của chính mình; Cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan tiến hành tố tụng không được ủy quyền cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

Điều tra viên: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng cụ thể hơn để thực hiện các quyết định của lãnh đạo Cơ quan điều tra; bổ sung các quyền yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa, quyết định áp giải người bị giữ trong trường khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ; quyết định dẫn giải người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị hại...

Đối với người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra: Được quyền thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu để xác minh nguồn tin về tội phạm để có căn cứ khởi tố vụ án; chỉ đối với những tội ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì có một số người có thẩm quyền được khởi tố bị can và kết luận điều tra đề nghị truy tố.

Kiểm sát viên: Điều 42 đã liệt kê đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn và có một số điểm mới đó là yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã; quyết định áp giải người bị bắt, bị can; dẫn giải người làm chứng, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (đây là quyền duy nhất mà chỉ Kiểm sát viên mới có); yêu cầu cử hoặc thay đổi người bào chữa, người phiên dịch, dịch thuật;

Thẩm phán: Bổ sung thêm nhiều quyền cho Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa như áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, quyết định trưng cầu giám định; yêu cầu, đề nghị cử, thay đổi người bào chữa, người giám định, người định giá tài sản...

3. Thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Những người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm Kiểm sát viên, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự và đại diện của họ; người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự./.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo