Trong nhiều vực đời sống, đặc biệt là những lĩnh vực gắn liền với yếu tố chuyên môn và gắn liền với trách nhiệm thì để có thể thực hiện một công việc nhất định cá nhân đó phải có chức năng và nhiệm vụ liên quan đến công việc cần thực hiện. Vấn đề này được hiểu là Thẩm quyền. Thẩm quyền luôn gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Vậy Người có thẩm quyền là gì?, vai trò và những quy định về người có thẩm quyền như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về quy định về người có thẩm quyền theo quy định mới nhất của pháp luật.
Người có thẩm quyền là gì? (Cập nhật 2022)
1/ Thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.
Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế. Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.
Tham khảo thêm tại bài viết: Thẩm quyền là gì?
2/ Người có thẩm quyền là gì?
Người có thẩm quyền là những cá nhân được nhà nước, cơ quan và pháp luật trao cho những quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thẩm quyền của mình, người có thẩm quyền sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới thực thi công việc…
Người có thẩm quyền phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức quản lý giao trọng trách cho mình đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra.
Trong mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực và ngành nghề nhất định người có thẩm quyền sẽ được phân công, giao nhiệm vụ phụ thuộc vào năng lực cũng như chuyên ngành của cá nhân đó, sao cho phù hợp với nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhất công việc thuộc phạm vi thẩm quyền xử lý của mình.
Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều các cá nhân được cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền, chủ yếu phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ khác nhau của từng cơ quan để trao thẩm quyền giải quyết công việc cho những cá nhân với những thẩm quyền nhất định, cho từng công việc cụ thể. Một cá nhân có thể được trao một hay nhiều thẩm quyền phụ thuộc vào năng lực cũng như chuyên ngành của người đó.
3/ Phân loại người có thẩm quyền
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc phân loại người có thẩm quyền. Tuy nhiên, có thể dựa vào các tiêu chí sau mà phân loại người có thẩm quyền như sau:
Dựa trên chức danh, quyền hạn và nhiệm vụ của người có thẩm quyền mà có thể phân thành các nhóm người có thẩm quyền như sau:
- Người có thẩm quyền theo cấp bậc:
+ Thẩm quyền của trưởng phòng, trường ban...
+ Thẩm quyền của phó phòng, phó ban
+ Thẩm quyền của chánh án, phó chánh án,
+ Thẩm quyền của Viện trưởng, Viện phó...
- Người có thẩm quyền theo nhiệm vụ:
+ Thẩm quyền của tham gia xét xử,
+ Thẩm quyền của người tham gia điều tra,
+ Thẩm quyền của người thi hành án,...
- Người có thẩm quyền theo chức danh:
+ Thẩm quyền của chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh, chủ tịch xã....
Dựa trên phương thức hình thành:
- Người có thẩm quyền do được bổ nhiệm:
+Thẩm quyền của bộ trưởng, thứ trưởng....
- Người có thẩm quyền do được bầu cử:
+ Thẩm quyền của chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội...
4/ Các câu hỏi liên quan
4.1/ Căn cứ thẩm quyền là gì?
Căn cứ thẩm quyền là gì hay cũng chính là trả lời cho câu hỏi căn cứ vào nội dung hay quy định ở đâu để tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ này.
Căn cứ thẩm quyền được hiểu đơn giản là các nội dung của pháp luật quy định về các chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết hay ra quyết định trong một vấn đề gì đấy thuộc phạm vi chủ thể đó quản lý.
Hiện nay ở nước ta thì căn cứ thẩm quyền đều đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong từng luật chuyên ngành, để đảm bảo việc chủ thể thực hiện đúng thẩm quyền của mình, không nhầm lẫn hay trốn tránh nhiệm vụ của mình.
Căn cứ thẩm quyền còn được sử dụng để làm căn cứ xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức được pháp luật trao thẩm quyền mà lại không thực hiện đúng.
4.2/ Tại sao phải có giới hạn về thẩm quyền?
Mặc dù gọi là thẩm quyền, tuy nhiên những người có thẩm quyền luôn đi song song với nghĩa vụ nhất định. Nếu không giới hạn thẩm quyền của một cá nhân sẽ không thể xác được nghĩa vụ của người đó đến đâu. Hay nói cách khác thẩm quyền không xác định chính là lạm quyền, và khi xảy ra lạm quyền rẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi vấn đề trong cuộc sống. Việc xác định phạm vị, giới hạn thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền và hành vi lạm quyền.
4.3/ Người có thẩm quyền ký phiếu lý lịch tư pháp?
Người có thẩm quyền ký phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2011/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP là Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà ACC muốn đề nhật với bạn đọc các vấn đề liên quan đến Người có thẩm quyền là gì?. Trong quá trình cập nhật, nếu như quý khách hàng có thắc mắc thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận