Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện theo điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.
Người chưa thành niên
1. Người thành niên là người bao nhiêu tuổi?
- Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào một trong 03 trường hợp sau:
+ Mất năng lực hành vi dân sự;
+ Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?
- Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:
+ Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
3. Hướng dẫn xác lập giao dịch dân sự cho người chưa thành niên
Người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật sẽ chỉ bị xử phạt theo cách thức gồm:
- Phạt cảnh cáo
Là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Phạt tiền
Là hình thức xử phạt buộc người vi phạm phải nộp một khoản tiền tương ứng với hành vi vi phạm. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp pháp luật có quy định mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực nhất định.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể phải chịu hình thức xử phạt này tuy nhiên, mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức
- Trong người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
4. Thanh niên là bao nhiêu tuổi?
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Một số câu hỏi pháp lí liên quan
5.1 Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?
Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.
Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19 và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.
5.2 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt.
Bộ luật hình sự năm 2015 có điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, bắt đầu từ Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, nếu nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có kiến thức hiểu biết về mặt tâm sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.
Thông thường, đối với người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành cho người thành niên và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
– Người chưa thành niên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và sẽ được thay thế áp dụng các biện pháp khác theo quy định khi phạm thuộc dưới từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi trừ các tội quy định như tội cố ý gây thương tích, các tội về buôn bán trái phép chất ma túy… khi người chưa thành niên tự nguyện khắc phục hậu quả và người chưa thành niên có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng nặng khi phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi người chưa thành niên mà từ đủ mười bốn tuổi cho đến mười sáu tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng trừ một số tội thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự ví dụ như các tội giết người, tội hiếp dâm, tội mua bán người,…
Ngoài ra khi người thành niên dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội với vai trò đồng phạm không đáng kể trong vụ án đó thì cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông thường khi xét xử và áp dụng các khung hình phạt đối với người chưa thành niên khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa không hiệu quả và chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội còn phải căn cứ các đặc điểm về nhân thân của họ khi thực hiện hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Nội dung bài viết:
Bình luận