Ngoại lực là gì? (Cập nhật 2024)

Trong cuộc sống thường ngày, cùng với nội lực thì ngoại lực là những thuật ngữ phổ biến được sử dụng hằng ngày. Vậy, ngoại lực là gì?
Công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về thuật ngữ này

1. Ngoại lực là gì?

Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời, tính đến thời điểm hiện tại, đây là hành tinh duy nhất tồn tại một lượng nước khá lớn trên bề mặt của hành tinh.

Trước khi hiểu ngoại lực là gì, cần làm rõ: Lực là bất kỳ ảnh hưởng nào cũng sẽ làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của vật thể hay cấu trúc hình học của vật thể đó.

Như vậy, ngoại lực chính là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Xu hướng tác động của ngoại lực đó là làm cho các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất sẽ bị biến đổi. Ngoại lực sẽ phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời thì ngoại lực cũng tạo ra những dạng địa hình mới.

2. Ngoại lực được sinh ra từ đâu?

Nguồn năng lượng sản sinh ra ngoại lực chủ yếu chính là nguồn năng lượng của bức xa mặt trời. Bức xạ mặt trời thường được gọi là tài nguyên mặt trời hay ánh sáng mặt trời, bức xạ mặt trời cũng chính là một thuật ngữ chung để nhằm mục đích chỉ bức xạ điện từ do mặt trời phát ra.

Ngoại Lực Là Gì (cập Nhật 2022)

Ngoại lực là gì? (Cập nhật 2022)

Bức xạ mặt trời được coi là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ… được diễn ra trên Trái Đất. Bên cạnh đó thì bức xạ mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ hành tinh trong hệ mặt trời, bao gồm địa cầu sống của chúng ta.

Các tác nhân ngoại lực cụ thể như yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa..), các dòng chảy (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật và nhiều tác nhân ngoại lực khác sẽ đều sự chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của bức xạ mặt trời làm thay đổi và phát triển.

3. Tác động của ngoại lực lên trái đất

Ngoại lực tác động lên trái đất tạo ra các quá trình cụ thể, bao gồm

:Thứ nhất, quá trình phong hóa

- Quá trình phong hoá lí học: là quá trình phá huỷ các loại đá thành các khối vụn mà các khối vụn đó đều sẽ có kích thước to, nhỏ khác nhau, tuy nhiên điều này cũng sẽ không làm thay đổi màu sắc, các thành phần khoáng hoá của chúng.

Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hoá lí học đó là bởi vì có những sự thay đổi của nhiệt độ hay sự đóng băng của nước hoặc cũng có thể do chính những tác động trực tiếp của con người.

- Quá trình phong hoá hoá học: là quá trình làm phá huỷ đá và khoáng vật, bên cạnh đó cũng sẽ làm biến đổi thành phần và cả tính chất hoá học của các loại đá, khoáng vật đó.

Nguyên nhân gây ra quá trình phong hoá hoá học đó là bởi vì có các tác động của chất khí, nước và các khoáng chất hoà tan được trong nước… Quá trình phong hoá đá này thông thường thì sẽ được xảy ra nhiều nhất ở những khu vực khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm và các dạng địa hình các-xtơ ở miền đá vôi.

- Quá trình phong hoá sinh học: là quá trình dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm hay rễ cây và nhiều loại sinh vật khác, đá và khoáng vật bị phá huỷ. Lúc này, đá và khoáng vật  sẽ bị phá huỷ cả về mặt cơ giới và hoá học. Nguyên nhân được cho là dẫn đến quá trình phong hoá sinh học là bởi vì sự phát triển, tăng trưởng của rễ cây và sự bài tiết các chất.

Thứ hai, quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (cụ thể như các tác nhân là nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu của các sản phẩm phong hóa đó. Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau như:

- Xâm thực: là hình thức bóc mòn chủ yếu do nước chảy. Kết quả của xâm thực đó là thường sẽ tạo ra các khe rãnh, mương suối, thung lũng sông, suối… Xâm thực thường xảy ra ở vùng có lượng mưa cường độ cao, thuơng xuyên.

- Mài mòn: Do tác động của nước biển tạo dạng địa hình cụ thể như: vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.

Thứ ba, quá trình thổi mòn là hình thức bóc mòn do gió thổi, kết quả: tạo ra các dạng địa hình thổi mòn cụ thể như nấm đá, cổng đá, đá rỗ tổ ong và nhiều loại địa hình khác.

Gió xói mòn thường thì sẽ xảy ra trong khu vực có ít hoặc trong khu vực không có thảm thực vật, thường thì là ở những nơi không có đủ lượng mưa để có thể hỗ trợ thực vật.

Gió xói mòn thường sẽ là kết quả của phong trào vật chất do gió. Gió xói mòn sẽ có hai tác dụng chính. Gió sẽ gây ra các hạt nhỏ được nâng lên và vận chuyển đến khu vực khác.

Thứ tư, quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố động năng quá trình ngoại lực, trọng lượng và kích thước vật liệu và đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.

Quá trình vận chuyển diễn ra dưới hình thức:

- Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.

- Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt đất dốc do chịu thêm tác động của trọng lực.

Thứ năm, quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.

Quá trình bồi tụ thông thường đều sẽ diễn ra rất phức tạp, quá trình bồi tụ sẽ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. Khi động năng giảm dần thì các vật liệu cũng sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các loại vật liệu cũng sẽ đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Kết quả của quá trình bồi tụ đó chính là đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo