Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua hàng trên phần mềm MISA

Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động mua - bán hàng là những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên và liên tục. Qua bài viết dưới đây, công ty luật ACC sẽ hướng dẫn quý bạn đọc hạch toán nghiệp vụ mua hàng trên phần mềm MISA

1. Giới thiệu chung về phần mềm MISA

Cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế…
Là một phần mềm kế toán đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

- Nâng cao năng suất

Tự động hạch toán từ: Hóa đơn đầu vào, Báo cáo ngân hàng. Tự động tổng hợp báo cáo thuế, BCTC tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu.

- Kết nối thông minh

Kết nối Tổng cục thuế, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện.

- Quản trị tài chính tức thời

Giám đốc luôn nắm được tình hình tài chính: Doanh thu, Lợi nhuận, Chi phí, Công nợ,… mọi lúc, mọi nơi kịp thời ra quyết định điều hành.

Phần mềm kế toán gồm các công cụ giúp tiết kiệm thời gian bạn cần để tập trung phát triển nghề nghiệp.

Mọi công tác trong kế toán đều được thực hiện nhanh – chuẩn – an toàn nhờ tính năng liên thông với các hệ thống khác nhau. Chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình tài chính mọi lúc mọi nơi

2. Một số tính năng của phần mềm kế toán MISA

Phần mềm kế toán MISA có các tính năng giúp cho công việc kế toán trở nên đơn giản hơn, bao gồm: 

- Phân tích tài chính

Giám đốc dễ dàng nắm bắt thông tin về sức khỏe doanh nghiệp với nhiều biểu đồ phân tích, báo cáo quản trị

- Quỹ

Nắm bắt tức thời số dư, tự động đối chiếu phát hiện chênh lệch và xử lý kết quả kiểm kê quỹ

- Thủ quỹ

Tự động phát hiện, xử lý chênh lệch giữa Sổ quỹ với Sổ chi tiết tiền mặt khi kiểm kê quỹ

- Ngân hàng

Kết nối ngân hàng số, tự động đối chiếu chứng từ thu chi với sổ phụ ngân hàng ngay tại văn phòng

- Mua hàng

Tự động hạch toán hóa đơn điện tử đầu vào. Phân bổ chi phí và theo dõi chi tiết công nợ theo từng hóa đơn

- Bán hàng

Kết nối phần mềm bán hàng, tự động hạch toán doanh thu. Lập kế hoạch thu nợ, theo dõi nợ theo hóa đơn, tính lãi nợ

- Quản lý hóa đơn

Quản lý theo cả 3 loại hoá đơn: điện tử, đặt in, tự in. Tuân thủ NĐ 119, TT 32, TT 39 và TT 68

- Thuế

Tự động lập tờ khai thuế GTGT theo cả 2 phương pháp khấu trừ và trực tiếp. Kê khai thuế qua mạng nhờ MISA MTAX

- Hợp đồng

Theo dõi tiến độ, quản lý doanh thu, chi phí, công nợ và lãi lỗ theo từng hợp đồng, dự án, nhóm hợp đồng

- Kho, thủ kho

Quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính, số lô, hạn dùng, mã quy cách. Tự động đối soát để xử lý chênh lệch

- Công cụ dụng cụ

Phân bổ chi phí cho từng công cụ dụng cụ một lần hoặc nhiều lần để tính giá thành, lãi lỗ kinh doanh

- Tài sản

Tính khấu hao và phân bổ chi phí tài sản cố định cho từng bộ phận, phòng ban, đối tượng tập hợp chi phí

- Tiền lương

Chấm công và tính lương theo hệ số, mức lương tối thiểu, thời gian, sản phẩm hoặc theo thỏa thuận

- Giá thành

Tự động phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Tính giá thành theo nhiều phương pháp: Giản đơn, Hệ số, Tỷ lệ

- Tổng hợp

Tự động kết chuyển lãi lỗ để xác định kết quả hoạt động SXKD. Lập báo cáo thuế, quản trị trên cùng một dữ liệu

- Ngân sách

Lập, thống kê chi phí theo chi nhánh, phòng ban, khoản mục. Phân tích hiệu quả quản lý chi phí của từng bộ phận

- Tài liệu

Lưu trữ và tra cứu các tệp dùng chung: Thông tư, quyết định, chế độ kế toán, các nội quy, quy định của doanh nghiệp

- Công việc

Quản lý, nhắc nhở, giao nhận các công việc của cá nhân và đội nhóm giúp điều chỉnh và phân bổ nguồn lực hợp lý

3. Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua hàng trên phần mềm MISA

Bước 1: Lập đơn mua hàng

- Vào phân hệ Mua hàng\tab Đơn mua hàng, chọn chức năng Thêm.

- Khai báo thông tin về nhà cung cấp và các mặt hàng cần đặt mua trên đơn mua hàng, sau đó nhấn Cất.

Hướng Dẫn Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng Trên Phần Mềm Misa

Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua hàng trên phần mềm MISA

Lưu ý: Nếu muốn quản lý tình trạng thực hiện của các đơn mua hàng, kế toán cần cập nhật lại trạng thái thực hiện cho các đơn hàng đó bằng cách nhấn chuột phải trên màn hình danh sách và chọn chức nang Cập nhật tình trạng.

Bước 2: Lập chứng từ hạch toán đối với những hàng hóa được mua về nhập kho

- Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua hàng hóa.

- Chọn Tiện ích\Lập từ Đơn mua hàng trên thanh công cụ.

- Thiết lập điều kiện để tìm kiếm đơn hàng, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.

- Tích chọn các mặt hàng cần mua từ đơn đặt hàng và nhập số lượng cần mua vào ô Số lượng nhận.

- Nhấn Đồng ý, hệ thống sẽ tự động lấy các mặt hàng cần mua từ đơn đặt hàng ra chứng từ mua hàng.

- Lựa chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng trong nước nhập kho hoặc Mua hàng nhập khẩu nhập kho.

- Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán hoặc Thanh toán ngay.

- Xác nhận lập chứng từ mua hàng có nhận kèm hóa đơn hay không hoặc không có hóa đơn.

- Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin còn thiếu cho chứng từ mua hàng trên các tab chi tiết, sau đó nhấn Cất.

- Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin và sử dụng phần mềm kế toán ACC - một trong những phần mềm kế toán hữu hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo