Nghiệm thu công trình là gì? Quy trình thực hiện nghiệm thu

Trong xây dựng, nghiệm thu công trình là một quy trình kiểm tra kỹ thuật mà còn là một cơ hội để đảm bảo rằng công trình không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng được mong đợi và nhu cầu của người sử dụng cuối cùng. Vậy thực chất nghiệm thu công trình là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nghiệm thu công trình là gì? Quy trình thực hiện nghiệm thu

Nghiệm thu công trình là gì? Quy trình thực hiện nghiệm thu

1. Nghiệm thu công trình là gì?

Nghiệm thu công trình là một quy trình nghiệm thu. Đây là quá trình kiểm tra chất lượng thi công trước khi đưa công trình vào sử dụng. Nếu công trình được đánh giá đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn nghiệm thu sẽ được đưa vào sử dụng. Ngược lại, công trình chưa đạt chất lượng bắt buộc phải hoàn tất, chỉnh sửa theo đúng tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn đã đề ra.

Ngoài ra, khái niệm “nghiệm thu nội bộ” của công trình là quá trình nghiệm thu trong quy mô nội bộ, tức nghĩa là giữa nhà thầu với các đối tượng khác đã hoàn tất nghiệm thu. Sau khi quá trình này hoàn tất, các thông tin hay phiếu yêu cầu nghiệm thu nội bộ mới được gửi đến các chủ đầu tư.

2. Tầm quan trọng của việc nghiệm thu

Nghiệm thu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng với nhiều ý nghĩa to lớn như sau:

  • Nghiệm thu giúp đánh giá chất lượng và đảm bảo an toàn của công trình. Đây là quá trình quan trọng nhằm kiểm tra việc thi công và xây dựng có tuân thủ đúng các thỏa thuận và quy định hay không. Biên bản nghiệm thu là cơ sở để các bên liên quan đánh giá toàn diện quá trình thực hiện và đảm bảo rằng công trình đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu.
  • Nghiệm thu cũng giúp phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi kỹ thuật và chất lượng trong quá trình xây dựng. Nhờ vào hoạt động kiểm tra và đánh giá này, các vấn đề như các bộ phận kém chất lượng, sai sót trong thi công có thể được phát hiện và giải quyết ngay lập tức. Việc này không chỉ cải thiện chất lượng của công trình mà còn giúp tránh được các vấn đề phức tạp và chi phí cao sau này.

Tóm lại, nghiệm thu không chỉ là bước quan trọng mà còn là yếu tố không thể thiếu khi quy hoạch và thực hiện một dự án xây dựng. Với sự tham gia của các chuyên gia có chuyên môn, quá trình nghiệm thu đảm bảo rằng công trình được đánh giá một cách tổng thể và chính xác nhất, từ đó đảm bảo chất lượng và an toàn cho mọi bên liên quan.

Tầm quan trọng của việc nghiệm thu

Tầm quan trọng của việc nghiệm thu

3. Điều kiện để tiến hành nghiệm thu

Để có thể tiến hành nghiệm thu, chúng ta cần hiểu rõ hạng mục mà mình muốn nghiệm thu nằm ở lĩnh vực nào. Mỗi hạng mục dự án đều có yêu cầu về quy trình, công tác và điều kiện kiểm tra khác nhau.

Tuy nhiên đối với bất cứ dự án nào cũng đều có những hạng mục sau đây:

  • Bảng thống kê những vấn đề liên quan đến dự án.
  • Quy định về thời hạn của dự án.
  • Trình bày về các bên liên quan của dự án.
  • Trình bày về việc sửa chữa và khắc phục sai sót khi tiến hành nghiệm thu.

Sau khi xác định được các hạng mục này, bạn cần làm đơn để đăng ký tiến hành công tác nghiệm thu dự án trước khi đưa vào hoạt động.

4. Quy trình khi nghiệm thu công trình

Quy trình nghiệm thu công trình không chỉ là việc hiểu rõ khái niệm của nó mà còn bao gồm việc áp dụng các quy định cụ thể trong quá trình thực hiện. Theo quy định của Điều 123 Luật Xây dựngNghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng, quy trình nghiệm thu công trình gồm hai phần chính như sau:

- Nghiệm thu trong quá trình thi công:

  • Sau khi nhận được thông báo về việc thi công, cơ quan có chuyên môn về xây dựng không kiểm tra quá 03 lần đối với diện công trình cấp đặc biệt và cấp 1. Đối với các công trình còn lại kiểm tra không quá 02 lần từ khi khởi công đến khi hoàn thành trừ khi có sự cố về chất lượng.
  • Tùy vào thông tin của công trình xây dựng, cơ quan kiểm tra sẽ quyết định và thông báo về thời điểm, kế hoạch thực hiện kiểm tra. Kết quả thông báo được trả không quá 14 ngày với công trình cấp 1 và không quá 07 ngày với các loại công trình còn lại.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành:

  • Chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và trước 10 ngày đối với các loại công trình còn lại.
  • Cơ quan chuyên môn kiểm tra các điều kiện nghiệm thu công trình đưa vào khai thác, sử dụng sau đó ra văn bản chấp nhận nghiệm thu (trong đó phải nêu rõ những điểm cần khắc phục). Thời hạn trả kết quả 30 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và 20 ngày đối với các loại công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu.
Quy trình khi nghiệm thu công trình

Quy trình khi nghiệm thu công trình

  • Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan giải trình, khắc phục những sai sót, tồn tại (nếu có). Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền có thể yêu cầu thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của công trình.
  • Cơ quan có thẩm quyền có thể mời các tổ chức, cá nhân có năng lực cùng thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu

Các mục của công trình xây dựng này đều được đưa ra theo yêu cầu của hợp đồng đã có. Để quá trình thực hiện nghiệm thu công trình thuận lợi  thì các bên quản lý dự án cần đảm bảo chất lượng công trình, trang bị đủ nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc liên quan tới công trình.

5. Một vài lưu ý khi tiến hành nghiệm thu

Theo Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng, quá trình nghiệm thu diễn ra cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Người giám sát thi công và người phụ trách kỹ thuật thi công phải thực hiện nghiệm thu công trình và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Kết quả này phải được ghi nhận qua biên bản nghiệm thu.

- Người giám sát thi công cần căn cứ vào hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và các chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt để tiến hành nghiệm thu. Đồng thời, họ cũng phải kiểm tra chất lượng vật liệu và thiết bị sử dụng trong quá trình thi công để đảm bảo nghiệm thu.

- Thời gian nghiệm thu công việc không được vượt quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu nghiệm thu từ nhà thầu công trình. Trong trường hợp không thể nghiệm thu, người giám sát cần phải báo cáo lý do bằng văn bản cho nhà thầu.

- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng cần được lập cho từng loại công việc hoặc lập chung cho nhiều công việc của một hạng mục theo trình tự thi công gồm các nội dung chủ yếu như sau:

  • Tên công việc được nghiệm thu;
  • Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
  • Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
  • Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
  • Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
  • Phụ lục kèm theo (nếu có).
Một vài lưu ý khi tiến hành nghiệm thu

Một vài lưu ý khi tiến hành nghiệm thu

- Bên cạnh đó, theo Công văn 2814/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng, các biểu hiện không đảm bảo vận hành bao gồm:

  • Không đủ điều kiện an toàn chịu lực.
  • Thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo an toàn.
  • Không đảm bảo an toàn môi trường.
  • Vi phạm quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Trong trường hợp này, cơ quan kiểm định sẽ không chấp thuận nghiệm thu công trình. Việc nghiệm thu chỉ được tiến hành sau khi các vi phạm đã được giải quyết và khắc phục.

Bài viết trên, đã cung cấp toàn bộ thông tin về nghiệm thu công trình là gì? mà ACC thu thập được. Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin về khái niệm trên. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (828 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo