Theo quy định của Pháp luật thì Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài. Vậy vì sao nghĩa vụ thuế lại quan trọng và mang tính bắt buộc như vậy ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây các bạn nhé !
Nghĩa vụ thuế là gì ?
1. Nghĩa vụ thuế là gì ?
Nghĩa vụ thuế là tổng số tiền nợ thuế của một cá nhân, công ty hoặc tổ chức khác với cơ quan thuế (Tiếng Anh còn gọi là Tax Liability). Nghĩa là tổng số tiền thuế này bạn phải có trách nhiệm trả cho cơ quan thuế. Những mức nợ thuế phát sinh từ các nguồn như thu nhập, thu nhập của bạn tăng từ việc bán tài sản hoặc các yếu tố tố chịu thuế khác. Còn một đối tượng được xem là không có nghĩa vụ thuế thì có nghĩa là tổng nợ thuế của người nộp thuế bằng 0 trong năm trước hoặc họ không phải kê khai thuế.
2. Hiểu sâu hơn về nghĩa vụ thuế ?
Tổng số tiền của một doanh nghiệp hoặc một cá nhân phải chịu theo quy định của Luật thuế hiện hành đó là nghĩa vụ thuế. Chúng ta có thế lấy một ví dụ về Nghĩa vụ thuế thu nhập như sau:
Thuế thu nhập là loại thuế phổ biến nhất đối với người nộp thuế. Gỉa sử như tại Anh người nộp thuế kiếm được 50.000 đô là tổng thu nhập của người này và được báo cáo vào cuối năm. Nếu thuế suất của liên bang là 20%, cơ sở thuế là 50.000 đô là được nhân với tỷ lệ 20% thì nợ thuế liên bang là 10.000 đô la.
Hoặc có thể lấy ví dụ người nộp thuế theo Mẫu thuế của cơ quan thu thuế đến với chủ doanh nghiệp của người nay và bị giữ lại 8.000 đô số tiền thuế liên bang và người nộp thuế đã thực hiện việc thanh toán số tiền thuế này là 1.000 đô la trong năm.
Ngoài ra, có thể thấy nếu thông tin theo mẫu nộp thuế của cơ quan thuế, người nộp thuế cho biết rằng khoản khấu trừ là 5.000 đô la và không có khoản thanh toán thuế 1.000 đô la được thực hiện trong năm, khoản thanh toán thuế do kê khai thuế bằng 10.000 đô la trừ khoản thanh toán 5.000 đô la, ra còn 5.000 đô la.
Như vậy, có thể thấy nghĩa vụ thuế bao gồm tất cả các năm mà người đóng thuế nợ.
3. Việc đánh thuế thu được lợi nhuận bao nhiêu từ vốn ?
Việc đánh thuế bắt nguồn từ việc khi người nộp thuế, bán một khoản đầu tư của họ ví dụ: nhà cửa, bất động sản, tài sản có giá trị với mục đích để kiếm tiền, thì chắc chắn cá nhân đó sẽ phải trả thuế cho khoản tiền lãi từ việc bán trên. Ví dụ: một người nộp thuế mua cổ phiếu 200 cổ phiếu của cổ phiếu phổ thông ABC với giá 20.000 đô la và bán 200 cổ phiếu này sau 05 năm tính kể từ thời điểm bán với giá là 40.000 đô la.
Khoản lãi 20.000 đô la được coi là cơ sở thuế cho sự kiện giao dịch này và là một khoản vốn dài hạn vì trong thời gian năm giữ cổ phiếu là lớn hơn 01 năm. Thuế suất đối với lãi vốn có thể khác với thuế suất thuế thu nhập và các loại thuế khác. Nếu thuế suất là 10%, nghĩa vụ thuế sẽ là 2000 đô la và người nộp thuế sẽ đưa con số này vào trong tờ khai thuế cá nhân.
4. Một số loại thuế áp dụng cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam như sau:
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
5. Những nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ phải thực hiện việc nộp thuế GTGT, thuế TNDN là:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 103/2014/TT- BTC quy định về đối tượng không áp dụng nghĩa vụ thuế như sau:
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 8 Mục 2 Chương II hoặc Điều 14 Mục 4 Chương II, kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.
Việc xác định Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí;
- Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;
- Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;
- Các tổ chức khác ở Việt Nam;
- Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
6. Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam như sau:
Căn cứ theo Công văn 34794/CTHN- TTHT năm 2022 quy định về việc chính sách thuế nhà thầu được hướng dẫn như sau:
- Nếu tổ chức nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam thì thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, TNDN của nhà thầu nước ngoài theo Thông tư 103/2014/TTBTC.
- Trường hợp tổ chức nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ gồm:
+ Quảng cáo tiếp thị, trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet, xúc tiến đầu tư và thương mại, môi giới: bản hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo, trừ đào tạo trực tuyến) cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài thì không thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT, TNDN của nhà thầu nước ngoài theo Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 1 để được hỗ trợ giải quyết.
Bài viết vừa rồi ACC đã giải thích rõ những quy định pháp luật cho các bạn biết về Nghĩa vụ thuế là như thế nào ? Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận